Cách tiếp cận chủ đạo trong phương pháp cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo. Cho tôi hỏi cách tiếp cận chủ đạo trong phương pháp cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh phải đáp ứng những yêu cầu nào? Câu hỏi của chị Thùy Dương ở Lâm Đồng.

Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được xây dựng theo quan điểm giáo dục nào?

Theo tiểu mục 3 Mục I Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT quy định về quan điểm xây dựng Chương trình như sau:

QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở: Chương trình Giáo dục Mầm non; Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lý học và phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh; Các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; Phương pháp xây dựng chương trình tiếng Anh của thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; Bối cảnh văn hóa xã hội, giáo dục và điều kiện kinh tế thực tế của Việt Nam; Sự đa dạng của đối tượng trẻ mẫu giáo về phương diện vùng miền, nhu cầu, điều kiện và khả năng làm quen với tiếng Anh.
2. Chương trình được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp; đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, liên thông giữa các độ tuổi, mang tính mở, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ.
3. Chương trình được xây dựng theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”, được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp trong các ngữ cảnh và hoạt động gần gũi, có ý nghĩa.
4. Điều kiện áp dụng Chương trình
Chương trình chỉ áp dụng thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này và sự tự nguyện của gia đình trẻ.
Hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh cần được tổ chức thực hiện đảm bảo không phát sinh biên chế về vị trí giáo viên tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Theo đó, Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được xây dựng theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.

Các hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”, được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp trong các ngữ cảnh và hoạt động gần gũi, có ý nghĩa.

Làm quen tiếng Anh

Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo

(Hình từ Internet)

Mục tiêu tổng quát của Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo là gì?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu tổng quát của Chương trình như sau:

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát
Chương trình được xây dựng nhằm hướng tới hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng của trẻ; góp phần chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học.
...

Theo quy định trên, mục tiêu tổng quát của Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo là hướng tới hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng của trẻ.

Đồng thời góp phần chuẩn bị tốt hơn cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học.

Cách tiếp cận chủ đạo trong phương pháp cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Theo quy định tại Mục V Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo ban hành kèm theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT về phương pháp giáo dục như sau:

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Phương pháp cho trẻ mẫu giáo làm quen với Tiếng Anh theo quan điểm giáo dục "lấy trẻ làm trung tâm", nhấn mạnh vào việc hình thành khả năng giao tiếp thông qua vui chơi và các hình thức phù hợp với trẻ em mẫu giáo. Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tiếng Anh, chú trọng đến quá trình trẻ lĩnh hội ngôn ngữ một cách tự nhiên trong ngữ cảnh giao tiếp gần gũi, có ý nghĩa; phù hợp với mục tiêu, nội dung làm quen với tiếng Anh. Định hướng và cách tiếp cận chủ đạo trong phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh đáp ứng các yêu cầu sau:
- Sử dụng phối hợp các phương pháp cho trẻ được trải nghiệm ngôn ngữ tiếng Anh một cách tự nhiên, trong ngữ cảnh thực tế, gần gũi, phù hợp với trẻ;
- Giáo viên cần tôn trọng các giai đoạn lĩnh hội ngôn ngữ qua nghe hiểu không đi kèm hồi đáp bằng lời giúp trẻ tích lũy đủ ngữ liệu trước khi sẵn sàng sản sinh lời nói. Do đó, trẻ cần được nghe và tham gia các hoạt động giao tiếp có ngữ cảnh nhưng không cần đòi hỏi phải nói khi trẻ chưa sẵn sàng. Các hoạt động tiền đọc, tiền viết được thực hiện từng bước phù hợp với khả năng của trẻ và tương thích với giai đoạn tiền đọc, tiền viết của tiếng Việt;
- Sử dụng phối hợp các tình huống, trò chơi, bài hát, vận động, thơ, truyện phù hợp, đơn giản gần gũi với cuộc sống của trẻ qua đó dạy trẻ làm quen với hệ thống ngữ âm, nhận diện từ ngữ đơn giản trong tình huống giao tiếp cụ thể, khuyến khích trẻ tham gia vào các hội thoại ngắn hoặc theo khả năng. Giáo viên có thể sử dụng công nghệ và các phương tiện hỗ trợ trong quá trình cho trẻ làm quen với tiếng Anh;
- Trẻ cần được quan tâm, khích lệ để duy trì hứng thú đối với tiếng Anh thông qua các hoạt động, trò chơi dưới hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn, tương tác với giáo viên và trẻ khác.

Như vậy, cách tiếp cận chủ đạo trong phương pháp cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Mục V nêu trên.

Trong đó có yêu cầu sử dụng phối hợp các phương pháp cho trẻ được trải nghiệm ngôn ngữ tiếng Anh một cách tự nhiên, trong ngữ cảnh thực tế, gần gũi, phù hợp với trẻ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em mẫu giáo

Trần Thị Tuyết Vân

Trẻ em mẫu giáo
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trẻ em mẫu giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em mẫu giáo
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Trẻ em mẫu giáo là con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân có được Nhà nước hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Trẻ em mẫu giáo có cha mẹ là công nhân tại khu công nghiệp thì được Nhà nước hỗ trợ không? Nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Trẻ em mẫu giáo tại xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh có được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa không?
Pháp luật
Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo có được pháp luật quy định hay không? Nội dung chính sách được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trẻ em mẫu giáo là con của gia đình thuộc diện hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền ăn trưa hay không? Nếu có, số tiền được hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Lứa tuổi nào được xem là trẻ em mẫu giáo? Lớp dành cho trẻ em mẫu giáo có nằm trong trường mầm non hay không?
Pháp luật
Thời lượng thực hiện Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo được phân bổ thế nào?
Pháp luật
Để tham gia tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo làm quen tiếng Anh thì giáo viên người Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Cách tiếp cận chủ đạo trong phương pháp cho trẻ em mẫu giáo làm quen với tiếng Anh phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào