Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy? Mức xử phạt khi điều khiển xe có nồng cồn trong hơi thở?

Cho hỏi hiện nay cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy như thế nào là chính xác nhất? Câu hỏi của anh Quốc đến từ Bình Định.

Điều khiển xe ô tô khi có nồng độ cồn trong hơi thở sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Căn cứ vào điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Căn cứ vào điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Theo đó, căn cứ vào nồng độ cồn trong hơi thở để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Trong đó, mức xử phạt hành chính thấp nhất là 6 triệu đến 8 triệu đồng đối với trường hợp điều khiển xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính khi điều khiển xe ô tô mà có nồng độ cồn trong hơi thở thì người điều khiển xe còn phải chịu hình phạt bổ sung tại điểm e, điểm g, điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm thì người điều khiển xe ô tô khi có nồng độ cồn trong hơi thở sẽ bị tước bằng lái xe theo quy định nêu trên.

Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy? Mức xử phạt khi điều khiển xe có nồng cồn trong hơi thở?

Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy? Mức xử phạt khi điều khiển xe có nồng cồn trong hơi thở? (Hình từ Internet)

Người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong hơi thở sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Căn cứ vào điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Căn cứ vào điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Theo đó, căn cứ vào nồng độ cồn trong hơi thở để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Trong đó, mức xử phạt hành chính thấp nhất đối với hành vi điều khiển xe máy khi có nồng độ cồn trong hơi thở là từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và mức xử phạt hành chính cao nhất là từ 6 triệu đến 8 triệu đồng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì người điều khiển xe máy khi có nồ độ cồn trong hơi thở còn chịu hình phạt bổ sung theo điểm đ, điểm e, điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo đó, căn cứ vào mức độ vi phạm để xác định thời gian tước bằng lái xe đối với người điều khiển xe máy khi có nồng độ cồn trong hơi thở theo quy định trên.

Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy như thế nào?

- Bước 1: Tải app iThong trên Appstore hoặc Google Play

- Bước 2: Mở ứng dụng iThong và chọn vào mục Tính nồng độ cồn

- Bước 3: Sau khi chọn vào mục Tính nồng cộn thì bạn tiến hành chọn loại phương tiện xe máy hoặc xe ô tô hoặc xe đạp

- Bước 4: Tiến hành nhập các thông tin như giới tính, trọng lượng cơ thể, nồng độ cồn, thể tính đã uống và chọn mục Xem kết quả.

Trên đây là hướng dẫn cách tính nồng độ cồn trong hơi thở khi điều khiển xe ô tô, xe máy.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đo nồng độ cồn

Lê Nhựt Hào

Đo nồng độ cồn
Xử phạt hành chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đo nồng độ cồn có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đo nồng độ cồn Xử phạt hành chính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xử lý hành vi đăng hình ảnh lên mạng xã hội để bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác theo quy định mới nhất là bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Khi lái xe ô tô, công an kêu thổi để đo nồng độ cồn nhưng chống trả không thổi sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước bằng lái xe ô tô không theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Từ chối kiểm tra nồng độ cồn bằng máy đo nồng độ cồn của CSGT thì người điều khiển phương tiện giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Tại các bệnh viện thực hiện đo nồng độ cồn trong máu đối với người tham gia giao thông được chỉ định như thế nào?
Pháp luật
Có được sử dụng máy đo nồng độ cồn của mình để đối chứng kết quả với máy đo nồng độ cồn của lực lượng chức năng không?
Pháp luật
Lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn được không? Nếu không thì người có lập vi bằng việc cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Có được dùng máy đo nồng độ cồn tự mua để đối chứng với kết quả kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông hay không?
Pháp luật
Chồng ký giấy cam kết không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình thì cần ra công an xác thực không? Nếu vi phạm có bị xử phạt hành chính hay bị phạt tù không?
Pháp luật
Người có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển công tác thì có cần ra quyết định kết thúc giao quyền cho cấp phó được ra quyết định xử phạt không?
Pháp luật
Đọc trộm tin nhắn có phải là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư? Đọc trộm tin nhắn người khác có bị đi tù hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào