Cách tính trợ cấp thôi công tác Hội cựu chiến binh 2023? Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp ra sao?
Cách tính trợ cấp thôi công tác Hội cựu chiến binh hiện nay?
Trợ cấp thôi công tác Hội cựu chiến binh được tính theo quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
(1) Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện; Cựu Chiên binh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã
Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng.
Trong đó: Lương hiện hưởng là tháng lương cuối cùng tại cấp Hội nơi đang công tác (không tính phụ cấp đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và phụ cấp công vụ), gồm: Mức lương theo chức danh + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + 5% Mức lương tái cử, tái bổ nhiệm.
Cụ thể theo công thức sau:
(2) Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã
Cứ mỗi năm tham gia công tác Hội được hưởng trợ cấp thôi công tác Hội bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng.
Cụ thể:
Trong đó:
Số năm công tác để tính trợ cấp một lần là tổng thời gian từ khi có quyết định tham gia công tác Hội (được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng) đến khi có quyết định thôi công tác Hội của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp Cựu chiến binh có thời gian tham gia đứt quãng thì được cộng dồn; nếu có tháng lẻ thì từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm, dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm.
Cách tính trợ cấp thôi công tác Hội cựu chiến binh 2023? Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp ra sao? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp thôi công tác Hội ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách
1. Kinh phí thực hiện chế độ chính sách quy định tại Thông tư này do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp thôi công tác Hội cựu chiến binh được lấy từ ngân sách nhà nước.
Chính sách, chế độ đối với Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 157/2016/NĐ-CP như sau:
Chính sách, chế độ đối với Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh chuyên trách ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của tổ chức chính trị - xã hội khác; khuyến khích các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác áp dụng quy định này tùy điều kiện cụ thể của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
2. Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh làm công tác kiêm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, hàng tháng ngoài tiền lương hiện hưởng, được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như người giữ chức vụ lãnh đạo cùng cấp của các đoàn thể chính trị - xã hội khác.
3. Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng làm công tác Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện không hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức hàng tháng:
a) Cựu chiến binh được bầu cử, bổ nhiệm từ Trung ương đến cấp huyện được hưởng lương theo quy định hiện hành và phụ cấp chức vụ lãnh đạo như cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội khác cùng cấp. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;
b) Người được tuyển dụng trong chỉ tiêu biên chế đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành. Việc đóng bảo hiểm và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
4. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được hưởng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã được hưởng phụ cấp như Phó Chủ tịch tổ chức chính trị - xã hội khác theo quy định hiện hành.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và những người thuộc biên chế của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
5. Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đảm nhiệm chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã; cựu chiến binh tham gia công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ cấp huyện trở lên khi thôi làm công tác hội thì được hưởng chế độ, chính sách như sau:
a) Ở cấp xã: Đối với Chủ tịch cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo); đối với Phó Chủ tịch cứ mỗi năm công tác được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng phụ cấp hiện hưởng; thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Ở cấp huyện trở lên: Cứ mỗi năm tham gia công tác hội được hưởng trợ cấp một lần bằng nửa (1/2) tháng lương hiện hưởng (gồm mức lương theo chức danh và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu có); thời gian công tác để tính trợ cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Như vậy, Cựu chiến binh đang làm công tác Hội Cựu chiến binh được hưởng các chế độ, chính sách theo nội dung nêu trên.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội cựu chiến binh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là mẫu nào?
- Tổ chức Đảng vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trong trường hợp nào theo Quy định 69?
- Quỹ phát triển đất có được huy động vốn không? Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất có phải được phân bổ từ việc huy động vốn không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng có bị phạt không?
- Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng? Hợp đồng tư vấn xây dựng có bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng?