Cán bộ bị bệnh ung thư đang điều trị nội trú tại bệnh viện có bị kỷ luật hay không? Sau khi điều trị xong thì có còn bị kỷ luật hay không?

Nhà tôi có người thân làm cán bộ tuy nhiên đang trong giai đoạn bị kỷ luật thì phát bệnh ung thư và điều trị nội trú tại bệnh viện trong một khoảng thời gian. Vậy cho tôi hỏi nếu đang bị bệnh ung thư (giai đoạn cuối) thì có bị kỷ luật tiếp tục hay không? Và sau khi điều trị xong bệnh thì có còn bị kỷ luật hay không?

Bệnh hiểm nghèo là như thế nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định về bệnh hiểm nghèo như sau:

“4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.
Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.
Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.”

Như vậy, bệnh hiểm nghèo được quy định là các bệnh mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quan khu trở lên có kết luận là bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng…và một số bệnh khác. Cho nên trường hợp trên người này bị bệnh ung thư giai đoạn cuối thì được coi là đang mắc bệnh hiểm nghèo.

Cán bộ đang điều trị nội trú tại bệnh viện có bị kỷ luật không?

Các hình thức kỷ luật dành cho cán bộ ra sao?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật dành cho cán bộ, như sau:

"1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc."

Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều hình thức kỷ luật dành cho cán bộ và cả công chức tuy nhiên ở đây đang xét đến cán bộ thì sẽ có 4 hình thức kỷ luật như (khiển trách, cảnh cáo, cách chức và bãi nhiệm). Cho nên trường hợp của bạn không nêu rõ là bị kỷ luật theo hình thức nào, vì thế bạn tham khảo thêm thông tin trên và xem xét trường hợp thực tế thuộc trường hợp nào trong các hình thức kỷ luật trên.

Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật ra sao?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp chưa xem xét kỷ luật như sau:

“1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”

Như vậy, trường hợp của bạn nêu trên người thân bạn đang bị bệnh ung thư giai đoạn cuối được điều trị nội trú tại bệnh viện thì thuộc khoản 2 Điều này. Cho nên người thân của bạn sẽ chưa bị xem xét kỷ luật.

Điều trị bệnh hiểm nghèo xong có còn phải bị kỷ luật?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:

“1. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
2. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
3. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc có tình tiết phức tạp khác cần thời gian để làm rõ thêm thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 150 ngày.
4. Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”

Dẫn chiếu đến Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 như sau:

- Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

- Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:

+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

- Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:

+ Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

+ Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

- Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

Như vậy, do bạn không nêu rõ người thân của bạn đang bị kỷ luật theo hình thức nào cho nên cũng không biết mức độ vi phạm của người thân bạn ra sao. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này trong đó có bao gồm trường hợp đang điều trị bệnh hiểm nghèo thì sẽ không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Cho nên khi người thân của bạn hết bệnh, điều trị xong thì theo quy định vẫn được xử lý như bình thường.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ

Lê Đình Khôi

Cán bộ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Quy định chung về các khoản chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức như nào? Giảng viên trong nước được phụ cấp tiền ăn, phụ cấp lưu trú bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức được cử đi học tập trung thì có được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và tiền thuê phòng không?
Pháp luật
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật hiện hành ra sao?
Pháp luật
Cán bộ, đảng viên thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín theo Quy định 144-QĐ/TW?
Pháp luật
Yêu cầu khẩn trương trình Nghị định mới về khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm của Chính phủ?
Pháp luật
Nghị định 07/2024/NĐ-CP quy định việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường của Thành phố Hồ Chí Minh?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào