Cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt sẽ được trang bị những phương tiện gì?
- Cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt cần đáp ứng được yêu cầu gì?
- Cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt sẽ được trang bị những phương tiện gì?
- Quyền hạn của cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt là gì?
Cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt cần đáp ứng được yêu cầu gì?
Cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định như sau:
Yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt
1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt phải có trình độ từ trung cấp Công an hoặc tương đương trở lên; nắm vững và thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường sắt, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, các quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt thuộc phạm vi địa bàn, tuyến đường được phân công phụ trách và kế hoạch công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệnh Công an nhân dân.
Như vậy, cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt cần đáp ứng được yêu cầu sau:
- Phải có trình độ từ trung cấp Công an hoặc tương đương trở lên;
- Nắm vững và thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường sắt, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, các quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt thuộc phạm vi địa bàn, tuyến đường được phân công phụ trách và kế hoạch công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệnh Công an nhân dân.
Cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt sẽ được trang bị những phương tiện gì?
Theo Điều 6 Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định như sau:
Trang bị, sử dụng phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt
1. Lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt được trang bị, sử dụng các phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ dưới đây để thực hiện nhiệm vụ:
a) Xe ôtô, môtô;
b) Máy đo nồng độ cồn;
c) Thiết bị đo thử chất ma tuý;
d) Máy ghi hình, ghi âm, chụp ảnh;
đ) Phương tiện, thiết bị khám nghiệm hiện trường;
e) Phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành;
g) Máy bộ đàm, máy điện thoại, máy fax;
h) Vũ khí, công cụ hỗ trợ;
i) Loa pin, đèn chiếu ánh sáng.
2. Việc trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
Theo đó, cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt sẽ được trang bị, sử dụng các phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ dưới đây để thực hiện nhiệm vụ:
- Xe ôtô, môtô;
- Máy đo nồng độ cồn;
- Thiết bị đo thử chất ma tuý;
- Máy ghi hình, ghi âm, chụp ảnh;
- Phương tiện, thiết bị khám nghiệm hiện trường;
- Phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành;
- Máy bộ đàm, máy điện thoại, máy fax;
- Vũ khí, công cụ hỗ trợ;
- Loa pin, đèn chiếu ánh sáng.
Quyền hạn của cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định cán bộ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có quyền hạn:
- Kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ khác có liên quan của người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt, về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
- Được huy động phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật; yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông đường sắt hoặc các trường hợp gây mất trật tự, an toàn giao thông đường sắt nghiêm trọng.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?