Cán bộ công chức được chọn tham gia đào tạo sĩ quan dự bị có thể xin tạm hoãn để thi nâng ngạch hay không?
Ban chỉ huy quân sự có được chọn cán bộ công chức tham gia đạo tạo sĩ quan dự bị không?
Đào tạo sĩ quan dự bị (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về tuyển chọn, xét duyệt, gọi đào tạo sĩ quan dự bị như sau:
Tuyển chọn, xét duyệt, gọi đào tạo sĩ quan dự bị
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên và hạ sĩ quan dự bị đang lao động, làm việc hoặc cư trú tại địa phương, báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xét duyệt; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Tư lệnh quân khu, kết quả xét duyệt của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị.
...
Theo đó, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có quyền tuyển chọn cán bộ công chức đang lao động, làm việc hoặc cư trú tại địa phương và báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xét duyệt; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu thẩm định.
Sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Tư lệnh quân khu, kết quả xét duyệt của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị.
Cán bộ công chức tham gia đào tạo sĩ quan dự bị có được trả lương cho những ngày đi đào tạo không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức tham gia đào tạo sĩ quan dự bị như sau:
Chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần
1. Chế độ tiền lương và phụ cấp, trợ cấp
a) Cán bộ, công chức, viên chức, hạ sĩ quan dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được cơ quan, tổ chức nơi đang lao động, học tập, làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phụ cấp đi đường, tiền tàu xe theo quy định hiện hành.
b) Quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ được cử đi đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ.
c) Hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ được cử đi đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo được hưởng phụ cấp và các chế độ, chính sách như đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ; hết thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được xuất ngũ.
d) Hạ sĩ quan dự bị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, hằng tháng được hưởng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm trong 02 năm đầu của hạ sĩ quan tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm.
đ) Những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sinh viên khi tốt nghiệp đại học, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, hằng tháng được hưởng phụ cấp bằng mức phụ cấp quân hàm của cấp thượng sĩ.
e) Đối tượng quy định tại điểm d, điểm đ khoản này được thanh toán tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ; thời gian hưởng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm là thời gian đào tạo của từng đối tượng.
g) Học viên khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, ngoài tiền lương, phụ cấp hiện hưởng, được hưởng thêm một tháng tiền lương theo cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị được phong (không phải trừ tiền ăn, phụ cấp quân hàm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tháng đó).
...
Từ quy định trên thì cán bộ công chức thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được cơ quan, tổ chức nơi đang lao động, học tập, làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phụ cấp đi đường, tiền tàu xe theo quy định hiện hành.
Cán bộ công chức được chọn tham gia đào tạo sĩ quan dự bị có thể xin tạm hoãn để thi nâng ngạch hay không?
Căn cứ Điều 4 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định về việc tạm hoãn đào tạo sĩ quan dự bị đối với cán bộ công chức như sau:
Chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần
...
4. Quy định nghỉ phép, hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với cán bộ, công chức đang công tác ở các cơ quan, đơn vị ngoài Quân đội
a) Trường hợp đang nghỉ phép năm mà được gọi đào tạo sĩ quan dự bị thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị hoặc nghỉ vào thời gian thích hợp.
b) Trường hợp thời gian tập trung đào tạo sĩ quan dự bị trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc khóa học nghiệp vụ tại chức (có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi làm việc) thì được hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị đợt đó.
...
Như vậy, cán bộ công chức có thể xin hoãn đào tào sĩ quan dự bị nếu tham gia thi nâng ngạch nhưng chỉ được hoãn nếu ngày thi nâng ngạch và ngày tham gia đào tạo trùng với nhau.
Cần lưu ý là cán bộ công chức cần có có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi làm việc về việc thi nâng ngạch.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đào tạo sĩ quan dự bị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?