Cán bộ công chức viên chức của Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm như thế nào? Bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?

Cán bộ công chức viên chức của Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm như thế nào? Bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được quy định ra sao? Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội được thực hiện theo nguyên tắc nào? - Câu hỏi của chị Tiên đến từ Cao Bằng.

Cán bộ công chức viên chức của Thủ đô Hà Nội có trách nhiệm như thế nào?

Tại Điều 25 Luật Thủ đô 2012 có nêu:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người dân Thủ đô
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô và chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành Luật Thủ đô; định kỳ xem xét báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Luật Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan trung ương, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước;
b) Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô;
c) Hằng năm, báo cáo Chính phủ về việc thực hiện Luật Thủ đô.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp của thành phố Hà Nội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thủ đô trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
5. Cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật.
6. Người dân Thủ đô có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Theo đó thì cán bộ công chức viên chức của Thủ đô Hà Nội phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Thủ đô Hà Nội

Thủ đô Hà Nội (Hình từ Internet)

Bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được quy định ra sao?

Theo Điều 20 Luật Thủ đô 2012 quy định:

Bảo vệ Thủ đô và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô
1. Xây dựng các khu vực phòng thủ bảo vệ Thủ đô, các phương án bảo đảm an toàn cho Thủ đô trong mọi tình huống; bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô bằng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả; mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
a) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng;
b) Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vục quy định tại điểm a khoản này thì cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó.

Như vậy, xây dựng các khu vực phòng thủ bảo vệ Thủ đô, các phương án bảo đảm an toàn cho Thủ đô trong mọi tình huống;

Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô bằng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả và mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh.

Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Về việc quản lý và bảo vệ mội trường Thủ đô Hà Nội được nêu tại Điều 14 Luật Thủ đô 2012 như sau:

Quản lý và bảo vệ môi trường
1. Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.
2. Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng, sai chức năng, mục đích.
Việc cải tạo sông, suối, hồ bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt phải phù hợp với quy định về kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một số quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Có thể thấy rằng, quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành một số quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ đô Hà Nội

Phạm Lan Anh

Thủ đô Hà Nội
Cán bộ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ đô Hà Nội có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ đô Hà Nội Cán bộ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 tổ chức ở đâu? Các hoạt động Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2024 thế nào?
Pháp luật
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Quy định chung về các khoản chi tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức như nào? Giảng viên trong nước được phụ cấp tiền ăn, phụ cấp lưu trú bao nhiêu?
Pháp luật
Cán bộ, công chức được cử đi học tập trung thì có được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và tiền thuê phòng không?
Pháp luật
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật hiện hành ra sao?
Pháp luật
Biểu tượng Thủ đô Hà Nội từ tháng 1 năm 2025 là gì? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, được sử dụng lòng đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội? Quy định giới hạn độ sâu ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào