Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững được tổ chức đào tạo bồi dưỡng theo Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT ra sao?
- Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững được tổ chức đào tạo bồi dưỡng theo Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT ra sao?
- Mức chi đào tạo cán bộ, công chức trong nước làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững từ nguồn ngân sách nhà nước ra sao?
- Có những nguồn kinh phí nào thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025?
Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững được tổ chức đào tạo bồi dưỡng theo Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững được tổ chức đào tạo bồi dưỡng như sau:
(1) Đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững thuộc các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục I của Chương trình 167, bao gồm:
- Cơ quan, đơn vị, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc các cơ quan, đơn vị này;
- Tổ chức hiệp hội được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động của Chương trình 167 (sau đây gọi tắt là tổ chức hiệp hội) gồm các tổ chức chính trị - xã hội, hội có tính chất đặc thù quy định tại Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù, được ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc hỗ trợ để triển khai nhiệm vụ theo quy định hiện hành và có chức năng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp;.
(2) Nội dung đào tạo bồi dưỡng:
+ Các kiến thức, mô hình kinh doanh bền vững;
+ Kinh nghiệm trong nước, nước ngoài về kinh doanh bền vững và mô hình kinh doanh bền vững;
+ Quy định pháp lý và cách thức triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững;
+ Các nội dung khác liên quan trực tiếp đến công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững.
(3) Hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư 06/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 1 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững được tổ chức đào tạo bồi dưỡng theo Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Mức chi đào tạo cán bộ, công chức trong nước làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững từ nguồn ngân sách nhà nước ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì mức chi đào tạo cán bộ, công chức trong nước làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC như sau:
(1) Kinh phí đào tạo cán bộ, công chức ở trong nước được bố trí trong dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức và được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
- Chi phí dịch vụ đào tạo và các khoản chi phí bắt buộc phải trả cho các cơ sở đào tạo: Theo hoá đơn của cơ sở đào tạo nơi cán bộ, công chức được cử đi đào tạo hoặc theo hợp đồng cụ thể do cấp có thẩm quyền ký kết;
- Chi hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc: Căn cứ khả năng ngân sách được giao, căn cứ vào chứng từ, hóa đơn hợp pháp thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức chi hỗ trợ kinh phí mua tài liệu học tập bắt buộc cho đối tượng được cử đi đào tạo cho phù hợp.
(2) Chi hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; chi hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức, viên chức trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ):
Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho cán bộ, công chức được cử đi đào tạo các khoản chi phí nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Các khoản chi hỗ trợ này không vượt quá mức chi hiện hành của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
(3) Chi hỗ trợ các cán bộ, công chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử đi đào tạo theo các chính sách, chế độ quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc; kinh phí hỗ trợ cán bộ, công chức là nữ, là người dân tộc thiểu số bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức.
Có những nguồn kinh phí nào thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Mục III Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2022 thì kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm:
- Kinh phí đóng góp, tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia Chương trình, các quỹ đầu tư trong nước, nước ngoài để thực hiện Chương trình.
- Kinh phí ngân sách nhà nước trung ương và địa phương (vốn chi thường xuyên): hỗ trợ một phần cho các hoạt động tại khoản 1 (điểm a, b, c, h), đối tượng tại khoản 2 (điểm b) Mục II của Chương trình; không quá 10% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Chương trình cho hoạt động tại khoản 3 Mục II của Chương trình. Các hoạt động khác sử dụng nguồn kinh phí xã hội hoá.
Ngân sách Trung ương bố trí cho các hoạt động của Chương trình do các bộ, cơ quan trung ương thực hiện. Ngân sách địa phương bố trí cho các hoạt động của Chương trình do địa phương thực hiện.
Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 27/01/2024
Phạm Phương Khánh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp kinh doanh bền vững có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?