Cán bộ đầu mối trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam là ai? Nhiệm vụ của cán bộ đầu mối?
Cán bộ đầu mối trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam là ai?
Theo điểm h khoản 2 Điều 3 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:
h) Cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC là công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, BHXH huyện công tác tại một số vị trí việc làm theo quy định của BHXH Việt Nam.
Theo đó, cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính là công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội huyện công tác tại một số vị trí việc làm theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cán bộ đầu mối trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam là ai? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ chung của cán bộ đầu mối trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 25 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BHXH năm 2022 quy định cán bộ đầu mối trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam có nhiệm vụ chung như sau:
- Chủ động tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị về việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm soát TTHC, cải cách TTHC tại đơn vị;
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo quy định.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong đơn vị thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát TTHC; là đầu mối tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị xử lý phản ánh, kiến nghị.
- Theo dõi, đôn đốc các bộ phận, viên chức trong đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng.
- Thực hiện việc tổng hợp, báo cáo các nội dung có liên quan đến hoạt động cải cách TTHC, kiểm soát TTHC và công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, theo quy định.
- Nghiên cứu, tổng hợp các đề xuất, sáng kiến, giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC và kiểm soát TTHC.
Nhiệm vụ cụ thể của cán bộ đầu mối trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam?
Theo khoản 2 Điều 25 Quy chế kiểm soát thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BHXH năm 2022 quy định nhiệm vụ cụ thể của cán bộ đầu mối trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam như sau:
(1) Tại BHXH Việt Nam:
- Cán bộ đầu mối của Văn phòng BHXH Việt Nam có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức triển khai các nội dung:
+ Xây dựng Kế hoạch Kiểm soát TTHC;
+ Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC; + Thực hiện nghiệp vụ kiểm soát TTHC theo quy định;
+ Thực hiện tiếp nhận, chuyển xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức cho các đơn vị giải quyết, công khai kết quả giải quyết;
+ Kiểm tra công tác kiểm soát TTHC và tổng hợp các báo cáo liên quan đến công tác kiểm soát TTHC;
= Hướng dẫn, đôn đốc, triển khai thực hiện công tác kiểm soát TTHC.
- Cán bộ đầu mối tại các đơn vị trực thuộc: chủ trì tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị trong việc phối hợp với Văn phòng BHXH Việt Nam thực hiện công tác kiểm soát TTHC, cụ thể:
+ Lập kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC hàng năm, thực hiện rà soát, đánh giá tác động TTHC;
+ Tham mưu giải quyết, xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy định.
- Cán bộ đầu mối tại Trung tâm Truyền thông: chủ trì tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm trong việc thực hiện công tác truyền thông về các nội dung liên quan đến công tác kiểm soát TTHC, cải cách TTHC;
Đồng thời phối hợp trong việc trao đổi, xử lý thông tin trên Hệ thống thông tin, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
- Cán bộ đầu mối tại Trung tâm Công nghệ thông tin: chủ trì tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin trong việc đăng tải, cập nhật các Quyết định công bố TTHC, các dịch vụ công của Ngành BHXH và các nội dung có liên quan;
Đồng thời đảm bảo kỹ thuật về kết nối, trao đổi, xử lý thông tin trên Hệ thống thông tin, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; tham mưu xử lý phản ánh, kiến nghị liên quan đến trách nhiệm của Trung tâm Công nghệ thông tin.
(2) Tại BHXH tỉnh:
Cán bộ đầu mối có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc BHXH tỉnh trong việc lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch:
+ Kiểm soát TTHC, rà soát, đánh giá TTHC, các kế hoạch, báo cáo liên quan đến công tác kiểm soát TTHC, công tác xử lý phản ánh, kiến nghị;
+ Kiểm soát việc thực hiện quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC theo quy định.
+ Tổng hợp đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC của các đơn vị liên quan trong rà soát TTHC, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, kiến nghị bãi bỏ TTHC.
+ Thực hiện nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách TTHC (nếu có) và phối hợp công tác truyền thông về kiểm soát TTHC.
(3) Tại BHXH huyện:
Cán bộ đầu mối có nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc BHXH huyện trong việc thực hiện các kế hoạch do BHXH tỉnh ban hành:
+ Tổ chức, rà soát, đánh giá TTHC và thực hiện các kế hoạch, báo cáo liên quan đến công tác kiểm soát TTHC;
+ Là đầu mối tiếp nhận phản ánh kiến nghị trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia, tham mưu việc xử lý phản ánh, kiến nghị;
+ Kiểm soát việc thực hiện quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại BHXH huyện theo quy định.
Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, kiến nghị bãi bỏ TTHC; đề xuất sáng kiến cải cách TTHC (nếu có) và hỗ trợ công tác truyền thông về kiểm soát TTHC.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?