Căn cước công dân và hộ chiếu khác nhau về họ tên, ngày, tháng, năm sinh thì sửa theo cái nào?
- Căn cước công dân và hộ chiếu có khác nhau về họ tên, ngày, tháng, năm sinh thì sửa theo cái nào?
- Làm lại hộ chiếu phổ thông trong nước bị sai họ tên, ngày, tháng năm sinh thế nào?
- Thẻ căn cước công dân gắn chíp hiện nay gồm có những nội dung gì?
- Hiện nay, công dân làm căn cước công dân gắn chíp ở đâu?
Căn cước công dân và hộ chiếu có khác nhau về họ tên, ngày, tháng, năm sinh thì sửa theo cái nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau:
Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Như vậy, mọi hồ sơ, giấy tờ (bao gồm cả Căn cước công dân và Hộ chiếu) của cá nhân phải có những nội dung phù hợp với Giấy khai sinh như:
+ Họ, chữ đệm, tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính;
+ Dân tộc;
+ Quốc tịch;
+ Quê quán;
+ Quan hệ cha, mẹ, con.
Do đó, nếu căn cước công dân và hộ chiếu có những thông tin khác nhau về họ tên, ngày, tháng, năm sinh thì phải điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Căn cước công dân và hộ chiếu khác nhau về họ tên, ngày, tháng, năm sinh thì sửa theo cái nào? (Hình từ Internet)
Làm lại hộ chiếu phổ thông trong nước bị sai họ tên, ngày, tháng năm sinh thế nào?
Theo Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 thì hộ chiếu phổ thông trong nước bị sai họ tên, ngày, tháng năm sinh được làm lại như sau:
- Cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu lần hai tại:
+ Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi;
+ Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
- Thành phần hồ sơ
+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu;
+ 02 ảnh chân dung;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019;
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân; trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
+ Bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp không có bản sao thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
- Thời gian giải quyết
+ Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị
+ Nếu chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh phải trả lời bằng văn bản nêu lý do.
Thẻ căn cước công dân gắn chíp hiện nay gồm có những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA, quy định thẻ căn cước công dân gắn chíp có những nội dung sau:
(1) Mặt trước:
- Bên trái, từ trên xuống:
+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm;
+ Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm;
+ Có giá trị đến/Date of expiry;
- Bên phải, từ trên xuống:
+ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence - Freedom - Happiness;
+ Dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Citizen Identity Card;
+ Biểu tượng chíp;
+ Mã QR; Số/No;
+ Họ và tên/Full name;
+ Ngày sinh/Date of birth;
+ Giới tính/Sex;
+ Quốc tịch/Nationality;
+ Quê quán/Place of origin;
+ Nơi thường trú/Place of residence;
(2) Mặt sau:
- Bên trái, từ trên xuống:
+ Đặc điểm nhân dạng/Personal identification;
+ Ngày, tháng, năm/Date, month, year;
+ CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER;
+ Chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ;
+ Dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân;
+ Chíp điện tử.
- Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ căn cước công dân.
- Dòng MRZ.
Hiện nay, công dân làm căn cước công dân gắn chíp ở đâu?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014, quy định như sau:
Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Theo đó, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm căn cước công dân gắn chíp:
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
Ngoài ra, cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định liên quan đến Căn cước công dân mới nhất Tải
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Căn cước công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?