Cảng hàng không có được phép tạm giữ tàu bay khi phát hiện vi phạm liên quan đến hoạt động bay của tàu bay hay không?
Việc tạm giữ tàu bay được thực hiện trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về trường hợp tạm giữ tàu bay như sau:
Tạm giữ tàu bay
1. Tàu bay có thể bị tạm giữ khi xảy ra các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam;
b) Không khắc phục các vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm;
c) Thực hiện hành vi bị cấm liên quan đến hoạt động bay, khai thác tàu bay và vận chuyển hàng không;
d) Vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa chuyên chở trong tàu bay;
đ) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, việc tạm giữ tàu bay được thực hiện khi tàu bay vi phạm chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam; không chấp hành các biện pháp xử lý vi phạm;...và trong một số trường hợp khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Cảng hàng không có được phép tạm giữ tàu bay khi phát hiện vi phạm liên quan đến hoạt động bay của tàu bay hay không? (Hình từ Internet)
Cảng hàng không có được phép tạm giữ tàu bay khi phát hiện vi phạm liên quan đến hoạt động bay của tàu bay hay không?
Căn cứ Điều 60 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cảng hàng không như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ hàng không
1. Quản lý toàn bộ diện tích đất cảng hàng không, sân bay được giao để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; tổ chức thực hiện và quản lý việc xây dựng các công trình trên mặt đất, mặt nước, dưới lòng đất tại cảng hàng không, sân bay theo đúng quy hoạch và dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về:
a) Việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay;
b) Tiêu chuẩn an toàn hàng không, an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay;
c) Trật tự công cộng, bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay;
d) Khai thác vận chuyển hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Khai thác cảng hàng không, sân bay, trang bị, thiết bị kỹ thuật cảng hàng không, sân bay;
e) Cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay;
g) Sử dụng đất cảng hàng không, sân bay.
3. Phối hợp với doanh nghiệp cảng hàng không thực hiện phương án khẩn nguy, cứu nạn, xử lý sự cố và tai nạn tàu bay xảy ra trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
4. Quyết định đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay.
5. Đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây trong khu vực cảng hàng không, sân bay; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc xây dựng, cải tạo công trình, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây trong khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay vi phạm quy hoạch cảng hàng không, sân bay, quy định về quản lý chướng ngại vật, gây uy hiếp an toàn cho hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.
6. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
7. Chuyển giao hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc phát sinh tại cảng hàng không, sân bay.
8. Đình chỉ thực hiện chuyến bay; yêu cầu tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay; khám xét, tạm giữ tàu bay; thực hiện lệnh bắt giữ tàu bay; đình chỉ hoạt động của thành viên tổ bay không đáp ứng yêu cầu về an toàn hàng không, an ninh hàng không.
9. Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
10. Quản lý tài sản được Nhà nước giao.
11. Chủ trì việc sắp xếp vị trí làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay.
Như vậy, trong trường hợp cảng hàng không phát hiện tàu bay có dấu hiệu vi phạm về hoạt động bay có nguy cơ gây mất an toàn hàng không, an ninh hàng không thì có thể tạm giữ tàu bay.
Việc tạm giữ tàu bay sẽ do ai tại cảng hàng không ra quyết định thực hiện?
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tàu bay như sau:
Tạm giữ tàu bay
...
2. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Thanh tra hàng không có quyền tạm giữ tàu bay. Quyết định tạm giữ tàu bay có hiệu lực ngay và phải được gửi cho người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
...
Từ quy định trên thì Giám đốc Cảng vụ hàng không sẽ là người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tàu bay khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Quyết định tạm giữ tàu bay có hiệu lực ngay và phải được gửi cho người chỉ huy tàu bay, người khai thác tàu bay và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảng hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?