Cảng vụ hàng hải là gì? Giám đốc cảng vụ hàng hải được trao cho những quyền hạn gì để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải?
Cảng vụ hàng hải là gì?
Theo Điều 91 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về cảng vụ hàng hải như sau:
- Cảng vụ hàng hải là cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.
- Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người chỉ huy cao nhất của Cảng vụ hàng hải.
Cảng vụ hàng hải Đồng Nai
Cơ cấu tổ chức Cảng vụ hàng hải quy định thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT quy định về cơ cấu tổ chức của Cảng vụ hàng hải như sau:
(1) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Pháp chế hàng hải;
- Phòng Thủ tục tàu thuyền (tại các Cảng vụ Hàng hải: Quảng Ninh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh);
- Phòng Thanh tra hàng hải;
- Phòng An toàn - An ninh hàng hải;
- Phòng Điều phối giao thông hàng hải (tại các Cảng vụ Hàng hải: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Đại diện Cảng vụ hàng hải
Đại diện Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý được Giám đốc Cảng vụ hàng hải giao; được sử dụng con dấu riêng theo quy định.
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Đại diện Cảng vụ hàng hải theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
(3) Trường hợp số lượng phòng của Cảng vụ hàng hải ít hơn số lượng quy định tại khoản 1 Điều này, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định việc tổ chức lại phòng, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật sau khi được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
(4) Giám đốc Cảng vụ hàng hải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ; quy định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của Đại diện Cảng vụ hàng hải theo quy định.
Cảng vụ hàng hải bao gồm các chức danh lãnh đạo, quản lý nào?
Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT quy định các chức danh lãnh đạo, quản lý như sau:
- Cảng vụ hàng hải có Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cảng vụ hàng hải. Giúp việc Giám đốc có các Phó Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
- Giám đốc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Giám đốc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý khác thuộc Cảng vụ hàng hải thực hiện theo phân cấp quản lý các chức danh lãnh đạo, quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam.
Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền gì?
Điều 92 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải như sau:
- Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tạm giữ tàu biển quy định tại Điều 114 của Bộ luật này.
- Chủ trì tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
- Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.
Như vậy, Cảng vụ hàng hải đứng đầu là Giám đốc có các quyền hạn theo quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảng vụ hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?