Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vận tải biển và dịch vụ hàng hải?
- Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
- Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vận tải biển và dịch vụ hàng hải?
- Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có những phòng chuyên môn nghiệp vụ nào?
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Cảng vụ hàng hải được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cảng vụ hàng hải là cơ quan trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.
2. Cảng vụ hàng hải có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
3. Cảng vụ hàng hải có tên giao dịch tiếng Anh là Maritime Administration of... (tên địa danh nơi đặt trụ sở chính của Cảng vụ hàng hải).
Theo đó, cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vận tải biển và dịch vụ hàng hải? (Hình từ Internet)
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì về vận tải biển và dịch vụ hàng hải?
Nhiệm vụ và quyền hạn của cảng vụ hàng hải được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao:
a) Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý;
b) Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời, hoạt động tại cảng biển và khu vực quản lý; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển và khu vực quản lý khi không có đủ điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải; thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ của cơ quan có thẩm quyền và tạm giữ tàu biển theo quy định;
d) Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển;
đ) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cảng trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cảng biển;
e) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch cảng biển trong khu vực quản lý theo quy định;
g) Phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển trong khu vực quản lý; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án phá dỡ đối với từng tàu biển theo quy định của pháp luật.
3. Về vận tải biển và dịch vụ hàng hải:
a) Quản lý vận tải biển, tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và giữa các đảo được giao;
b) Kiểm tra an toàn công-te-nơ tại các cảng biển trong khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát việc thực hiện xác nhận khối lượng toàn bộ công-te-nơ vận tải biển theo quy định;
c) Kiểm soát tải trọng, tốc độ phương tiện tại cảng biển;
d) Giám sát giá dịch vụ hàng hải theo quy định.
...
Theo đó, về vận tải biển và dịch vụ hàng hải, cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Quản lý vận tải biển, tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo và giữa các đảo được giao;
- Kiểm tra an toàn công-te-nơ tại các cảng biển trong khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát việc thực hiện xác nhận khối lượng toàn bộ công-te-nơ vận tải biển theo quy định;
- Kiểm soát tải trọng, tốc độ phương tiện tại cảng biển;
- Giám sát giá dịch vụ hàng hải theo quy định.
Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam có những phòng chuyên môn nghiệp vụ nào?
Cơ cấu tổ chức của cảng vụ hàng hải được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Tài chính - Kế toán;
c) Phòng Pháp chế hàng hải;
d) Phòng Thủ tục tàu thuyền (tại các Cảng vụ Hàng hải: Quảng Ninh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh);
đ) Phòng Thanh tra hàng hải;
e) Phòng An toàn - An ninh hàng hải;
g) Phòng Điều phối giao thông hàng hải (tại các Cảng vụ Hàng hải: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh).
2. Đại diện Cảng vụ hàng hải
Đại diện Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý được Giám đốc Cảng vụ hàng hải giao; được sử dụng con dấu riêng theo quy định.
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Đại diện Cảng vụ hàng hải theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
...
Theo đó, các phòng chuyên môn nghiệp vụ của cảng vụ hàng hải bao gồm:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Pháp chế hàng hải;
- Phòng Thủ tục tàu thuyền (tại các Cảng vụ Hàng hải: Quảng Ninh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh);
- Phòng Thanh tra hàng hải;
- Phòng An toàn - An ninh hàng hải;
- Phòng Điều phối giao thông hàng hải (tại các Cảng vụ Hàng hải: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh).
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảng vụ hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?