Cảnh sát biển Việt Nam có những chế độ chính sách và quyền lợi như thế nào? Để được tuyển chọn vào Cảnh sát biển Việt Nam thì công dân cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Cho hỏi rằng Cảnh sát biển Việt Nam có những chế độ chính sách và quyền lợi như thế nào? Bên cạnh đó để được tuyển chọn vào Cảnh sát biển Việt Nam thì công dân cần đáp ứng tiêu chuẩn nào? Có căn cứ pháp lý thì cho tôi thông tin đầy đủ ạ. Câu hỏi của Tuấn Anh (Nha Trang).

Cảnh sát biển Việt Nam có những chế độ chính sách và quyền lợi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:

Cấp bậc, quân hàm, chức vụ, chế độ phục vụ, chế độ chính sách và quyền lợi của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước cấp bậc, quân hàm, nâng lương, hạ bậc lương, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, chế độ phục vụ, thôi phục vụ, chế độ chính sách, quyền lợi và các quy định khác đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được hưởng lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chế độ trợ cấp; được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh, phụ cấp công tác lâu năm ở trên tàu, biển, đảo, phụ cấp ngày đi biển, phụ cấp đặc thù đi biển phù hợp với khu vực địa bàn vùng biển, đảo công tác, yêu cầu nhiệm vụ và chế độ, chính sách khác như cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện, môi trường làm việc, khu vực địa bàn, biển đảo công tác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, chế độ chính sách và quyền lợi đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam khi phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Cảnh sát biển Việt Nam

Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)

Để được tuyển chọn vào Cảnh sát biển Việt Nam thì công dân cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Cảnh sát biển Việt Nam
1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, những điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như sau:

(1) Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.

(2) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có kỹ năng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.

(3) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, để làm Cảnh sát biển Việt Nam thì cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn trên.

Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được đào tạo bồi dưỡng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao; khuyến khích phát triển tài năng để phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.

Như vậy, cảnh sát biển Việt Nam sẽ được đào tạo bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao;

Khuyến khích phát triển tài năng để phục vụ lâu dài trong Cảnh sát biển Việt Nam.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát biển

Lê Đình Khôi

Cảnh sát biển
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát biển có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát biển
MỚI NHẤT
Pháp luật
04 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển của Việt Nam? Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các Bộ Tư lệnh?
Pháp luật
Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền theo quy định không?
Pháp luật
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có gồm việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
Pháp luật
Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng bổ nhiệm có hạn tuổi phục vụ cao nhất đến năm bao nhiêu?
Pháp luật
Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
Pháp luật
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam là ai? Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên?
Pháp luật
Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển có được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ không?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển năm 2022: Tăng giá trị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào