Cảnh sát biển Việt Nam quản lý, sử dụng cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục như thế nào theo quy định pháp luật?

Cảnh phục và lễ phục của Cảnh sát biển Việt Nam có bao nhiêu loại? Cảnh sát biển Việt Nam quản lý, sử dụng cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục như thế nào theo quy định? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn! Đây là câu hỏi của chị Thanh - Phú Yên.

Cảnh sát biển Việt Nam quản lý, sử dụng cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục như thế nào theo quy định?

Tại Điều 26 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về quản lý, sử dụng cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng cho cán bộ, chiến sĩ thuộc biên chế Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng, thu hồi cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, thuê, mượn, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Thời gian và loại cảnh phục được sử dụng của các cơ quan, đơn vị thuộc Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện thống nhất theo quy định của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải mang cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục đúng quy định. Các trường hợp làm nhiệm vụ trinh sát, hóa trang, đấu tranh chuyên án, vụ án hình sự được mặc thường phục theo quy định của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
6. Khi thực hiện nhiệm vụ của đội danh dự, nhạc lễ, tiêu binh, đón tiếp theo nghi lễ Nhà nước, hoạt động đối ngoại, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam mang mặc trang phục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Như vậy, quy định về quản lý, sử dụng cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam được nêu rõ ở trên.

Cảnh sát biển Việt Nam

Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)

Cảnh phục và lễ phục của Cảnh sát biển Việt Nam có bao nhiêu loại?

Theo Điều 18 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định cụ thể:

Cảnh phục, lễ phục
1. Cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:
a) Cảnh phục thường dùng;
b) Cảnh phục dã chiến;
c) Cảnh phục nghiệp vụ;
d) Cảnh phục công tác.
2. Lễ phục của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:
a) Lễ phục mùa đông;
b) Lễ phục mùa hè;
c) Lễ phục của công nhân và viên chức quốc phòng;
d) Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh.

Do đó, theo quy định nêu trên Cảnh sát biển Việt Nam có 04 cảnh phục và 04 lễ phục.

Tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm những hệ thống nào?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm:
1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:
a) Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;
b) Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4;
c) Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;
d) Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.
3. Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này.

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định của pháp luật

Theo Điều 5 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định:

Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được hưởng lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chế độ trợ cấp; được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh, phụ cấp công tác lâu năm ở trên tàu, biển, đảo, phụ cấp ngày đi biển, phụ cấp đặc thù đi biển phù hợp với khu vực địa bàn vùng biển, đảo công tác, yêu cầu nhiệm vụ và chế độ, chính sách khác như cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện, môi trường làm việc, khu vực địa bàn, biển đảo công tác theo quy định của pháp luật.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát biển

Nguyễn Anh Hương Thảo

Cảnh sát biển
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát biển có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát biển
MỚI NHẤT
Pháp luật
04 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển của Việt Nam? Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các Bộ Tư lệnh?
Pháp luật
Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền theo quy định không?
Pháp luật
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có gồm việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
Pháp luật
Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng bổ nhiệm có hạn tuổi phục vụ cao nhất đến năm bao nhiêu?
Pháp luật
Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
Pháp luật
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam là ai? Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên?
Pháp luật
Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển có được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ không?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển năm 2022: Tăng giá trị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào