Cảnh sát giao thông sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông như thế nào theo quy định hiện nay?
Các phương tiện nào dùng để điều khiển giao thông đường bộ?
Các phương tiện dùng để điều khiển giao thông đường bộ được quy định tại khoản 6.1 Điều 6 Chương 2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:
Các phương pháp điều khiển giao thông
6.1. Các phương tiện điều khiển giao thông:
6.1.1. Bằng tay;
6.1.2. Bằng cờ;
6.1.3. Bằng gậy điều khiển giao thông có màu đen trắng xen kẽ (có đèn hoặc không có đèn ở bên trong);
6.1.4. Bằng đèn tín hiệu ánh sáng.
6.2. Phương pháp chỉ huy giao thông:
6.2.1. Người điều khiển;
6.2.2. Bằng hệ thống tín hiệu ánh sáng tự động.
Như vậy, các phương tiện dùng để điều khiển giao thông đường bộ gồm:
- Bằng tay;
- Bằng cờ;
- Bằng gậy điều khiển giao thông có màu đen trắng xen kẽ (có đèn hoặc không có đèn ở bên trong);
- Bằng đèn tín hiệu ánh sáng.
Ngoài ra, các phương pháp chỉ huy giao thông:
- Người điều khiển;
- Bằng hệ thống tín hiệu ánh sáng tự động.
Cảnh sát giao thông sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông như thế nào?
Người điều khiển giao thông theo quy định tại Điều 9 Chương 2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:
Người điều khiển giao thông
Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy định; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông.
Cảnh sát giao thông sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông được quy định tại khoản 7.3 Điều 7 Chương 2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
7.1. Hiệu lệnh của người điều khiển được thể hiện bằng tay, cờ, gậy hoặc đèn tín hiệu ánh sáng điều khiển giao thông. Để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.
....
7.3. Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:
7.3.1. Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
7.3.2. Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
7.3.3. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
7.3.4. Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
7.3.5. Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
7.3.6. Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
7.4. Quy định về việc sử dụng ánh sáng trong hiệu lệnh dừng xe của người điều khiển giao thông như sau: cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.
7.5. Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu đã đi vượt qua vạch dừng tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.
7.6. Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.
Căn cứ trên quy định để thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, người điều khiển giao thông ngoài sử dụng các phương pháp nêu trên còn dùng thêm còi.
Cảnh sát giao thông sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông như sau:
- Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
- Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
- Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
- Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
- Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
- Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.
Lưu ý:
- Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu đã đi vượt qua vạch dừng tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.
- Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.
Cảnh sát giao thông sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Hiệu lực của cảnh sát giao thông được quy định thế nào?
Hiệu lực của cảnh sát giao thông được quy định tại Điều 8 Chương 2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:
Hiệu lực của người điều khiển giao thông
Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Theo đó, người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?