Cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được thực hiện đồng thời với cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng khi nào?
Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được thực hiện đồng thời với việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng khi nào?
Tại Điều 13 Luật Trồng trọt 2018 quy định yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng như sau:
Yêu cầu chung về việc công nhận lưu hành và tự công bố lưu hành giống cây trồng
1. Giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng quy định tại Điều 15 của Luật này hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, triển lãm, trao đổi quốc tế hoặc sản xuất hạt lai để xuất khẩu.
2. Giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính chỉ được phép sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu khi tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế và sản xuất hạt lai để xuất khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thì thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng thì thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng tại Việt Nam có quyền đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
4. Việc cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được thực hiện đồng thời với việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng khi tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng đề nghị và đáp ứng các điều kiện về bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
...
Theo quy định này thì việc cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được thực hiện đồng thời với việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng khi tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành giống cây trồng đề nghị và đáp ứng các điều kiện về bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Về điều kiện cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Trồng trọt 2018, cụ thể gồm:
- Có tên giống cây trồng;
- Có kết quả khảo nghiệm bảo đảm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định;
- Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia về giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
- Có mẫu giống cây trồng được lưu theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
- Có bản công bố thông tin về giống cây trồng, quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
Cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được thực hiện đồng thời với cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng khi nào? (hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được quy định tại tiểu mục 3 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020, cụ thể gồm:
- Cấp Quyết định lưu hành giống cây trồng:
+ Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 01.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
+ Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành.
+ Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng.
+ Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
+ Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng là bao lâu?
Tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục A Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 151/QĐ-BNN-TT năm 2020 quy định như sau:
3. Tên thủ tục hành chính: Cấp, cấp lại, gia hạn, phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng (bao gồm cả cây trồng biến đổi gen được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng)
...
3.4. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp cấp Quyết định lưu hành giống cây trồng: Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp cấp lại Quyết định lưu hành giống cây trồng: Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp gia hạn Quyết định lưu hành giống cây trồng: Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp phục hồi Quyết định lưu hành giống cây trồng: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
...
Theo đó, thời hạn cấp Quyết định lưu hành giống cây trồng là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?