Cây côca có được xếp vào loại cây có chứa chất ma túy theo quy định pháp luật không? Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người trồng cây côca là bao nhiêu?
Cây côca có được xếp vào loại cây có chứa chất ma túy theo quy định pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy 2021 có quy định giải thích cây có chứa chất ma túy cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cây côca được xếp vào loại cây có chứa chất ma túy.
Cây côca có được xếp vào loại cây có chứa chất ma túy theo quy định pháp luật không? Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người trồng cây côca là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người trồng cây côca là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
...
Và, theo quy định tại khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau:
Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
...
Theo các quy định nêu trên thì người có hành vi trồng cây côca có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi trồng cây coca. Trường hợp người có hành vi vi phạm trồng cây côca là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất.
Như vậy, hành vi trồng cây côca có thể xử phạt hành chính tối đa 10.000.000 đồng đối với cá nhân và lên đến 20.000.000 đồng với tổ chức (Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Người trồng cây coca có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm n khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau:
Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người trồng cây côca có thể đối diện mức phạt tù sau đây:
(1) Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:
+ Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây coca.
(2) Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Với số lượng 3.000 cây coca trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng bên cạnh hình thức phạt tù.
- Trong trường hợp phạm tội tại điểm (1) mà tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất ma túy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?