Cha, mẹ chết không để lại di chúc, người con út lấy hết tài sản, nay người con thứ hai muốn kiện chia quyền thừa kế. Xin hỏi quy trình khởi kiện thế nào?
Di chúc là gì? Di chúc hợp pháp được quy định như thế nào?
Tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp như sau:
- Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
+ Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Cha, mẹ chết không để lại di chúc, người con út lấy hết tài sản, nay người con thứ hai muốn kiện chia quyền thừa kế. Xin hỏi quy trình khởi kiện thế nào?
Xác định thời hiệu chia thừa kế như thế nào?
Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015:
"Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."
Như vậy pháp luật cho phép những người thừa kế có quyền khởi kiện yêu cầu phân chia di sản trong thời gian 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế được hiểu như sau:
"Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này."
Đồng thời, Công văn 01/GĐ-HĐTP năm 2018 có quy định như sau:
“Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự "Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế."
Đối chiếu với các quy định trên để xem tài sản anh muốn chia thừa kế là động sản hay bất động sản để xem còn thời hiệu khởi kiện không.
Cha, mẹ chết cách nay 14 năm, không để lại di chúc, người con út lấy hết tài sản, nay người con thứ hai muốn kiện chia quyền thừa kế. Xin hỏi còn hiệu lực không và quy trình khởi kiện thế nào?
Trong trường hợp nếu chưa hết thời hiệu khởi kiện, thì người con thứ hai sẽ thực hiện các bước tiếp theo sau đây theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu)
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế.
- Di chúc (nếu có)
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có)
Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền
Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
Như vậy, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp đang xảy ra thì người con thứ hai cần tiến hành nộp đơn, thu thập chứng cứ gửi đến Tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết, nhận phần di sản thừa kế mà mình đáng được hưởng.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di chúc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?