Chấm dứt liên kết giáo dục trong trường hợp nào? Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền chấm dứt liên kết được quy định ra sao?
Đình chỉ tuyển sinh hoạt động liên kết giáo dục trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về đình chỉ tuyển sinh hoạt động liên kết giáo dục như sau:
(1) Liên kết giáo dục bị đình chỉ trong trường hợp sau:
Liên kết giáo dục bị đình chỉ khi tuyển sinh nếu không bảo đảm một trong các nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 7 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo như sau:
- Chương trình giáo dục.
+ Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;
+ Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh;
+ Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.
- Quy mô lớp học và cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục.
- Đội ngũ nhà giáo.
+ Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
+ Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
(2) Trách nhiệm của các bên liên kết khi bị đình chỉ tuyển sinh:
- Khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
- Bảo đảm học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập;
- Báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt liên kết về kết quả khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh để cho phép hoạt động trở lại.
Chấm dứt liên kết giáo dục trong trường hợp nào?
Chấm dứt liên kết giáo dục trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về liên kết giáo dục chấm dứt như sau:
(1) Liên kết giáo dục chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
- Theo đề nghị của các bên liên kết;
- Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
- Vi phạm quy định của quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt.
(2) Trách nhiệm của các bên liên kết khi bị chấm dứt hoạt động liên kết trước thời hạn:
- Bảo đảm cho học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập đến hết cấp học;
- Bồi hoàn cho học sinh các khoản chi phí học sinh đã nộp trong trường hợp liên kết bị chấm dứt hoạt động;
- Thanh toán các khoản tiền lương, tiền công, thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể phù hợp với quy định của pháp luật lao động;
- Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.
Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền chấm dứt liên kết giáo dục được quy định ra sao?
Tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền chấm dứt liên kết như sau:
- Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền chấm dứt liên kết;
- Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết bao gồm: Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản;
- Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định chấm dứt liên kết và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; nếu liên kết giáo dục chưa được chấm dứt thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
- Trường hợp liên kết giáo dục bị chấm dứt theo quy định tại điểm c và d khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt liên kết.
Nguyễn Minh Châu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?