Chánh Thanh tra tỉnh có quyền xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra sở trong hoạt động thanh tra hay không?
Thanh tra tỉnh có phải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Thanh tra 2022 có quy định về vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh cụ thể như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Thanh tra Tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra tỉnh có phải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh? Chánh Thanh tra tỉnh do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet).
Chánh Thanh tra tỉnh được bổ nhiệm bởi Tổng Thanh tra Chính phủ có phải hay không?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra 2022 có quy định về tổ chức của Thanh tra tỉnh cụ thể như sau:
Tổ chức của Thanh tra Tỉnh
1. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
2. Tổ chức của Thanh tra tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định về tổ chức của Thanh tra Tỉnh nêu trên thì Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Theo đó, Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Chính vì vậy, Chánh Thanh tra Tỉnh không được bổ nhiệm bởi Tổng Thanh tra Chính phủ.
Chánh Thanh tra tỉnh có quyền xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra sở trong hoạt động thanh tra hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Luật Thanh tra 2022 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh
Trong lĩnh vực thanh tra, Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
3. Đề nghị Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không thực hiện hoặc sở không có cơ quan thanh tra thì ra quyết định thanh tra hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
5. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
6. Đề nghị Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do Thanh tra tỉnh phát hiện qua thanh tra;
7. Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra sở theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 55 của Luật này;
...
Dẫn chiếu đến điểm i khoản 2 Điều 55 Luật Thanh tra 2022 có quy định về xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra như sau:
Xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra
...
2. Chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra được xử lý như sau:
...
i) Chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra sở thì các Chánh Thanh tra sở trao đổi để xử lý; trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xem xét, quyết định;
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên, Chánh Thanh tra tỉnh có thẩm quyền xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các Thanh tra sở trong hoạt động thanh tra.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chánh thanh tra có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào?
- Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?