Chất điều vị là gì? Có bắt buộc áp dụng phương pháp thử đối với chất điều vị được hướng dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT?
Chất điều vị là gì?
Chất điều vị theo tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT giải thích như sau:
Các chất điều vị: là phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích tăng hương vị của các sản phẩm thực phẩm.
3.2. JECFA monograph 1 - Vol. 4 (JECFA monographs 1 - Combined compendium of food addiditive specifications; Joint FAO/WHO expert committee on food additives; Volume 4 - Analytical methods, test procedures and laboratory solutions used by and referenced in the food additive specifications; FAO, 2006): Các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4 Các phương pháp phân tích, quy trình thử nghiệm, dung dịch thử nghiệm được sử dụng (hoặc tham chiếu) trong yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm; JECFA biên soạn; FAO ban hành năm 2006.
3.3. Mã số C.A.S (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.
3.4. TS (test solution): Dung dịch thuốc thử.
3.5. ADI (Acceptable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được.
3.6. INS (International numbering system): Hệ thống mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm.
Theo quy định trên, các chất điều vị là phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích tăng hương vị của các sản phẩm thực phẩm.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT Chất điều vị (Hình từ Internet)
Có bắt buộc áp dụng phương pháp thử đối với các chất điều vị được hướng dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT không?
Có bắt buộc áp dụng phương pháp thử đối với các chất điều vị được hướng dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT không thì theo Mục II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT quy định như sau:
YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU
1. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất điều vị được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này như sau:
1.1. Phụ lục 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với acid L-Glutamic
1.2. Phụ lục 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với mononatri L-glutamat
1.3. Phụ lục 3: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với monokali L-glutamat
1.4. Phụ lục 4: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci di-L-glutamat
1.5. Phụ lục 5: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với acid 5'-guanylic
1.6. Phụ lục 6: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với acid 5'-inosinic
1.7. Phụ lục 7: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với maltol
1.8. Phụ lục 8: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với ethyl maltol
2. Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo JECFA monograph 1 - Vol. 4, ngoại trừ một số phép thử riêng được mô tả trong các phụ lục. Các phương pháp thử được hướng dẫn trong Quy chuẩn này không bắt buộc phải áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương.
3. Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất điều vị được quy định tại 08 phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này.
Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo JECFA monograph 1 - Vol. 4, ngoại trừ một số phép thử riêng được mô tả trong các phụ lục.
Các phương pháp thử được hướng dẫn trong Quy chuẩn này không bắt buộc phải áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương.
Như vậy, không bắt buộc áp dụng phương pháp thử đối với các chất điều vị được hướng dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương.
Các chất điều vị phải được công bố hợp quy như thế nào?
Các chất điều vị phải được công bố hợp quy theo quy định tại Mục III Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 4-1:2010/BYT như sau:
YÊU CẦU QUẢN LÝ
1. Công bố hợp quy
1.1. Các chất điều vị phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra đối với chất điều vị
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất điều vị phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Theo đó, các chất điều vị phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN, tuy nhiên, quyết định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất điều vị phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất điều vị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?