Chất lượng của dứa quả tươi hạng I được quy định thế nào? Sai số cho phép về chất lượng của dứa quả tươi hạng I được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi chất lượng của dứa quả tươi hạng I được quy định thế nào? Sai số cho phép về chất lượng của dứa quả tươi hạng I được quy định ra sao? Việc ghi nhãn của dứa quả tươi hạng I được quy định thế nào? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Bích Na đến từ Nha Trang.

Chất lượng của dứa quả tươi hạng I được quy định thế nào?

Căn cứ tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871:2014 quy định chất lượng của dứa quả tươi hạng I như sau:

Yêu cầu về chất lượng
...
2.2. Phân hạng
Dứa quả tươi được phân thành ba hạng như sau:
...
2.2.2. Hạng I
Dứa quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc Ioại thương phẩm. Cho phép có các khuyết tật nhẹ miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;
- khuyết tật nhẹ về màu sắc, kể cả vết rám nắng;
- khuyết tật nhẹ trên vỏ quả (như phồng rộp, sẹo, trầy xước và dập) nhưng không được vượt quá 4 % tổng diện tích bề mặt quả.
Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.
Đối với dứa quả tươi đã cắt bỏ chồi ngọn hoặc chưa cắt bỏ chồi ngọn3) thì chỉ có một chồi, thẳng hoặc hơi cong nhưng không có chồi phụ và phải nằm trong khoảng từ 50 % đến 150 % chiều dài quả.
...

Như vậy, dứa quả tươi thuộc hạng I phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc Ioại thương phẩm. Cho phép có các khuyết tật nhẹ miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:

- Khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;

- Khuyết tật nhẹ về màu sắc, kể cả vết rám nắng;

- Khuyết tật nhẹ trên vỏ quả (như phồng rộp, sẹo, trầy xước và dập) nhưng không được vượt quá 4 % tổng diện tích bề mặt quả.

Trong mọi trường hợp, các khuyết tật phải không được ảnh hưởng đến thịt quả.

Đối với dứa quả tươi đã cắt bỏ chồi ngọn hoặc chưa cắt bỏ chồi ngọn thì chỉ có một chồi, thẳng hoặc hơi cong nhưng không có chồi phụ và phải nằm trong khoảng từ 50% đến 150% chiều dài quả.

dứa quả tươi

Dứa quả tươi (Hình từ Internet)

Sai số cho phép về chất lượng của dứa quả tươi hạng I được quy định ra sao?

Theo tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871:2014 quy định như sau:

Yêu cầu về sai số cho phép
Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi lô kiểm tra đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
4.1. Sai số cho phép về chất lượng
4.1.1. Hạng “đặc biệt”
Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng dứa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng "đặc biệt", nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng đó.
4.1.2. Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng dứa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng đó.
...

Như vậy, sai số cho phép về chất lượng của dứa quả tươi hạng I cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng dứa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng đó.

Việc ghi nhãn của dứa quả tươi hạng I được quy định thế nào?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871:2014 quy định việc ghi nhãn của dứa quả tươi hạng I như sau:

Ghi nhãn
6.1. Bao gói bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của CODEX STAN 1-19856) General standard for the labelling of pre-packaged foods (Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn), cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1. Tên sản phẩm
Nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ bên ngoài, thì mỗi bao bì phải được dán nhãn ghi tên của sản phẩm và có thể ghi tên giống và/hoặc tên thương mại. Nếu không có chồi thì cần phải ghi rõ trên bao bì.
6.2. Vật chứa sản phẩm không để bán lẻ
Mỗi vật chứa sản phẩm phải bao gồm các yêu cầu dưới đây: các chữ phải được tập trung về một phía, dễ đọc, không tẩy xóa được và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải có tài liệu kèm theo lô hàng.
6.2.1. Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã số nhận biết (tùy chọn)7).
6.2.2. Tên sản phẩm
Cần ghi rõ tên của sản phẩm, tên của giống hoặc loại thương phẩm (tùy chọn), nếu sản phẩm không thể nhìn thấy từ phía bên ngoài. Nếu sản phẩm không có chồi cũng cần phải ghi rõ.
6.2.3. Nguồn gốc xuất xứ
Nước xuất xứ và vùng trồng (tùy chọn) hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
6.2.4. Nhận biết và thương mại
- hạng;
- kích cỡ (mã kích cỡ hoặc khối lượng trung bình tính bằng gam);
- số lượng quả (tùy chọn);
- khối lượng tịnh (tùy chọn).
6.2.5. Dấu kiểm tra (tùy chọn).

Như vậy, việc ghi nhãn của dứa quả tươi hạng I được quy định như trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dứa quả tươi

Lê Thanh Ngân

Dứa quả tươi
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dứa quả tươi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dứa quả tươi Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào