Chất lượng dứa quả tươi cần đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào? Dứa quả tươi trong mỗi bao bì có cần phải đồng đều không?
Chất lượng dứa quả tươi cần đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871:2014 quy định những yêu cầu tối thiểu của dứa quả tươi như sau:
Yêu cầu về chất lượng
2.1. Yêu cầu tối thiểu
Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hạng và sai số cho phép, dứa quả tươi phải:
- nguyên vẹn, có hoặc không có chồi ngọn;
- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy bằng mắt thường;
- hầu như không bị hư hỏng bởi dịch hại;
- hầu như không chứa côn trùng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;
- tươi, kể cả chồi ngọn, cũng không được có lá héo hoặc khô;
- không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;
- không bị thâm nâu phía trong ruột;
- không có các vết dập rõ rệt.
Nếu còn cuống quả thì cuống không được dài quá 2,0 cm và vết cắt phải theo chiều ngang, phẳng và sạch. Quả phải ở độ chín sinh lý, nghĩa là không có dấu hiệu chưa chín (mờ đục, không mùi, thịt quả quá xốp1)) hoặc quá chín (thịt quả lên men hoặc bị nẫu).
…
Như vậy, chất lượng dứa quả tươi cần đáp ứng những yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Nguyên vẹn, có hoặc không có chồi ngọn;
- Lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- Sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy bằng mắt thường;
- Hầu như không bị hư hỏng bởi dịch hại;
- Hầu như không chứa côn trùng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- Không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- Không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;
- Tươi, kể cả chồi ngọn, cũng không được có lá héo hoặc khô;
- Không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;
- Không bị thâm nâu phía trong ruột;
- Không có các vết dập rõ rệt.
Nếu còn cuống quả thì cuống không được dài quá 2,0 cm và vết cắt phải theo chiều ngang, phẳng và sạch. Quả phải ở độ chín sinh lý, nghĩa là không có dấu hiệu chưa chín (mờ đục, không mùi, thịt quả quá xốp1)) hoặc quá chín (thịt quả lên men hoặc bị nẫu).
Dứa quả tươi (Hình từ Internet)
Yêu cầu về sai số cho phép của dứa quả tươi được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871:2014 quy định yêu cầu về sai số cho phép của dứa quả tươi như sau:
Yêu cầu về sai số cho phép
Cho phép sai số về chất lượng và kích cỡ quả trong mỗi lô kiểm tra đối với sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của mỗi hạng quy định.
4.1. Sai số cho phép về chất lượng
4.1.1. Hạng “đặc biệt”
Cho phép 5 % số lượng hoặc khối lượng dứa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng "đặc biệt", nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng đó.
4.1.2. Hạng I
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng dứa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng I, nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn sai số cho phép của hạng đó.
4.1.3. Hạng II
Cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng dứa quả tươi không đáp ứng các yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác dẫn đến không thích hợp cho việc sử dụng.
4.2. Sai số cho phép về kích cỡ
Đối với tất cả các hạng, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng dứa quả tươi tương ứng với kích cỡ cao hơn hoặc thấp hơn kích cỡ liền kề được ghi trên bao bì.
Theo đó, yêu cầu về sai số cho phép của dứa quả tươi được quy định như trên.
Dứa quả tươi trong mỗi bao bì có cần phải đồng đều không?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1871:2014 quy định như sau:
Yêu cầu về cách trình bày
5.1. Độ đồng đều
Lượng dứa quả tươi chứa trong mỗi bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng kích cỡ, chất lượng, xuất xứ, giống và/hoặc loại thương phẩm. Đối với hạng “đặc biệt” thì màu sắc và độ chín phải đồng đều. Phần quả nhìn thấy được trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.
5.2. Bao gói
Dứa quả tươi phải được bao gói sao cho bảo vệ được sản phẩm một cách thích hợp. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải mới4), sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Dứa quả tươi cần được đóng gói trong bao bì phù hợp với CAC/RCP 44-19955), Code of practice for packaging and transport of fresh fruits and vegetables (Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi).
5.2.1. Bao bì
Bao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, chuyên chở bằng đường biển và bảo quản dứa quả tươi. Bao bì không được chứa tạp chất và mùi lạ.
Như vậy, dứa quả tươi trong mỗi bao bì phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng kích cỡ, chất lượng, xuất xứ, giống và/hoặc loại thương phẩm.
Đối với hạng “đặc biệt” thì màu sắc và độ chín phải đồng đều. Phần quả nhìn thấy được trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dứa quả tươi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?