Chế độ cấp phát trang phục kiểm dịch động vật hiện nay được quy định như thế nào? Định kỳ bao nhiêu lâu thì cấp phát một lần?
- Chế độ cấp phát trang phục kiểm dịch động vật hiện nay được quy định như thế nào? Định kỳ bao nhiêu lâu thì cấp phát một lần?
- Sử dụng trang phục, kiểm dịch hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
- Tổ chức may sắm và cấp phát trang sắc phục kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
Chế độ cấp phát trang phục kiểm dịch động vật hiện nay được quy định như thế nào? Định kỳ bao nhiêu lâu thì cấp phát một lần?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Chế độ cấp phát trang phục kiểm dịch động vật
1. Áo, quần xuân - hè: 01 bộ/01 năm (năm đầu cấp 02 bộ).
a) Nam: 01 áo cộc tay hoặc dài tay, 01 quần;
b) Nữ: 01 áo cộc tay hoặc dài tay, 01 quần hoặc Juyp.
2. Áo quần thu - đông: 01 bộ/02 năm (năm đầu cấp 02 bộ);
Đối với các tỉnh, thành phố phía Nam có thể thay bộ thu đông bằng bộ xuân hè: 01 bộ/01 năm.
3. Áo sơ mi trắng mặc trong áo thu - đông: 01 chiếc/01 năm (năm đầu cấp 02 chiếc).
4. Biểu tượng kiểm dịch động vật, kiểm dịch hiệu, phù hiệu, cấp hiệu: Khi hỏng thì đổi.
5. Mũ kê pi, mũ mềm: 01 chiếc/02 năm.
6. Cà vạt (Cravat): 01 chiếc/02 năm.
7. Giầy da: 01 đôi/02 năm
8. Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm.
9. Tất chân: 03 đôi/01 năm.
10. Áo chống rét: 01 chiếc/05 năm.
11. Cặp đựng tài liệu: 01 chiếc/02 năm.
12. Áo đi mưa: 01 chiếc/01 năm.
13. Trang phục niên hạn khác sử dụng đối với kiểm dịch viên động vật thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại:
a) Quần áo bảo hộ lao động: 01 bộ/01 năm (năm đầu cấp 02 bộ);
b) Ủng cao su: Khi hỏng thì đổi;
c) Găng tay cao su: Khi hỏng thì đổi;
d) Áo Blouse trắng (làm việc trong phòng thí nghiệm): 02 chiếc/01 năm;
đ) Kính bảo hộ lao động: Khi hỏng thì đổi;
e) Khẩu trang: Khi hỏng thì đổi (lần đầu cấp 02 chiếc).
Như vậy đối với trang phục kiểm dịch động vật khi cấp phát sẽ có những vật dụng như trên.
Và thời gian cấp phát định kỳ cũng khác nhau tùy vào mỗi đồ vật nhất định nhưng có những thời gian cấp phát như sau: 01 năm/ lần, 02 năm/lần hoặc, 05 năm/lần và có những vật được đổi ngay khi bị hỏng.
Trang phục kiểm dịch động vật (Hình từ Internet)
Sử dụng trang phục, kiểm dịch hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Sử dụng trang phục, kiểm dịch hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm dịch động vật
Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm dịch động vật được sử dụng như sau:
1. Quần, áo xuân - hè, thu - đông phải đồng bộ.
2. Áo phải được cài khuy cổ áo, cổ tay (đối với áo dài tay).
3. Kiểm dịch hiệu gắn ở mũ kê pi, mũ mềm được đặt ở chính giữa thành mũ phía trước.
4. Phù hiệu ở ve cổ áo (đeo ở ve trên nếu là áo 02 ve, cổ bẻ), phải đặt phù hiệu song song với 2 cạnh của ve cổ áo và cách 2 cạnh đó 3-4 mm. Nếu mặc áo vét, áo chống rét thì phù hiệu phải đeo ở ve áo vét, áo chống rét.
5. Biển hiệu kiểm dịch động vật:
a) Trang phục xuân - hè: Cạnh dưới của biển hiệu kiểm dịch động vật sát với mép trên của nắp túi áo xuân - hè;
b) Trang phục thu - đông: Cạnh trên của biển hiệu kiểm dịch động vật sát với mép trên của nắp túi áo thu - đông.
6. Đối tượng theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này phải mang đồng bộ trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật khi thi hành công vụ.
Tổ chức may sắm và cấp phát trang sắc phục kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 20 Thông tư 11/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Quản lý trang sắc phục kiểm dịch động vật
1. Việc quản lý, sử dụng trang sắc phục kiểm dịch động vật phải đúng chế độ, đúng đối tượng.
2. Đối tượng theo quy định tại Điều 1 của Thông tư này khi thôi đảm nhận công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật phải nộp lại cho cơ quan quản lý toàn bộ mũ kê pi, mũ mềm, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu.
3. Kinh phí để may sắm trang sắc phục kiểm dịch động vật được lấy từ nguồn ngân sách hàng năm của đơn vị.
4. Người làm công tác kiểm dịch động vật chỉ được sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu kiểm dịch động vật khi thi hành nhiệm vụ; không được sử dụng vào Mục đích khác; không được tẩy xóa, sửa chữa thẻ kiểm dịch động vật hoặc cho mượn trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch động vật.
5. Tổ chức may sắm và cấp phát trang sắc phục kiểm dịch động vật:
a) Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục Thú y, Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm may sắm, cấp phát, quản lý trang sắc phục theo quy định tại Điều 19 và thu hồi thẻ kiểm dịch động vật theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này;
b) Cục Thú y chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biểu tượng kiểm dịch, kiểm dịch hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, mũ kê pi, mũ mềm, thẻ kiểm dịch động vật trong cả nước; may sắm, cấp phát trang sắc phục tại Cục Thú y; cấp phát thẻ kiểm dịch động vật trong cả nước.
Nguyễn Nhật Vy
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm dịch động vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?