Chế độ chăm con ốm của sĩ quan công an được quy định như thế nào? Mức hưởng chế độ ốm đau khi chăm con ốm của sĩ quan công an là bao nhiêu?
Sĩ quan công an có được hưởng chế độ chăm con ốm đau không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau thuộc một trong các trường hợp sau:
b) Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
Đồng thời, khoản 1 Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
Như vậy, theo quy định này thì chồng chị là sĩ quan công an phải nghỉ việc chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chồng chị sẽ được giải quyết chế độ ốm đau.
Chế độ chăm con ốm của sĩ quan công an được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ chăm con ốm của sĩ quan công an là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
2. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:
a) Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Đồng thời khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, trong trường hợp này, chồng bạn là sĩ quan công an nghỉ chăm con 1 tuổi ốm đau thì tối đa chồng chị sẽ được nghỉ 20 ngày làm việc trong một năm không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Số ngày nghỉ cụ thể sẽ căn cứ theo Giấy ra viện của con chị.
Mức hưởng chế độ ốm đau khi chăm con ốm của sĩ quan công an là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định:
Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:
c) Mức hưởng khi nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau:
Mức hưởng chế độ chăm sóc con ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75% x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ chăm sóc con ốm đau
Như vậy, mức hưởng chế độ chăm con ốm của bạn được tính theo công thức = (tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày) x 75%. x số ngày bạn được nghỉ.
Giấy tờ phải nộp để hưởng chế độ chăm con ốm của Sĩ quan công an là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
2.1.2. Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
2.1.3. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ nêu tại tiết 2.1.1 và 2.1.2 điểm này được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì hồ sơ hưởng chế độ khi chăm con ốm bao gồm giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
Do đó, trường hợp con chị nhập viện điều trị thì khi con chị ra viện chồng chị phải nộp giấy ra viện cho đơn vị để đơn vị nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho chồng chị.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
- Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH
- khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH
- khoản 1 Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH
- khoản 1 Điều 2 Nghị định 33/2016/NĐ-CP
- điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sĩ quan công an có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?