Chỉ áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước đúng không?
- Chỉ áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước đúng không?
- Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền cần phải báo cáo cho cơ quan nào?
- Căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan tới giao dịch thuộc Danh sách đen để trì hoãn giao dịch được quy định thế nào?
Chỉ áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước đúng không?
Tại Điều 44 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Trì hoãn giao dịch
1. Đối tượng báo cáo phải áp dụng ngay biện pháp trì hoãn giao dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;
b) Khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm: giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó; giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan.
...
Như vậy, ngoài trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền còn được áp dụng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;
(2) Khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm:
+ Giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó;
+ Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố.
Chỉ áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước đúng không? (hình từ internet)
Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền cần phải báo cáo cho cơ quan nào?
Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền cần phải báo cáo cho cơ quan sau:
- Cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền, Cơ quan đầu mối, đơn vị đầu mối thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;
- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ trưởng Bộ Công an phân công khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm:
+ Giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó;
+ Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đề nghị đối tượng báo cáo thực hiện trì hoãn giao dịch khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan;
- Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch quy định tại điểm a, b, c khoản này, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan tới giao dịch thuộc Danh sách đen để trì hoãn giao dịch được quy định thế nào?
Căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan tới giao dịch thuộc Danh sách đen để trì hoãn giao dịch được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 19/2023/NĐ-CP, cụ thể gồm:
- Cá nhân, tổ chức liên quan tới giao dịch có thông tin trùng khớp toàn bộ với thông tin của cá nhân, tổ chức thuộc Danh sách đen;
- Cá nhân liên quan tới giao dịch có một trong các nhóm thông tin:
+ Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh hoặc họ và tên, năm sinh, quốc tịch hoặc họ và tên, địa chỉ hoặc tên và địa chỉ hoặc tên và số Hộ chiếu ;hoặc
+ Tên và số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân trùng khớp với thông tin của cá nhân thuộc Danh sách đen và trên cơ sở các thông tin thu thập được tin rằng cá nhân đó liên quan tới khủng bố, tài trợ khủng bố, phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
- Tổ chức liên quan tới giao dịch có một trong các thông tin: tên giao dịch, số giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế trùng khớp với thông tin của tổ chức thuộc Danh sách đen và trên cơ sở các thông tin thu thập được tin rằng tổ chức đó liên quan tới khủng bố, tài trợ khủng bố, phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống rửa tiền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?