Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không?
- Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm không?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sẽ không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp nêu trên.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không?
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cụ thể như sau:
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
...
2. Trường hợp có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo.
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều khoản này.
Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm không?
Quy định về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.
3. Ngoài việc trả tiền bồi thường quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
4. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
5. Trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng bảo hiểm.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?