Chi phí tố tụng gồm có những chi phí nào? Nếu khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhưng Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội thì ai phải trả án phí?
Nếu khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhưng Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội thì ai phải trả án phí?
Căn cứ vào Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng, lệ phí như sau:
Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng, lệ phí
1. Chi phí quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật này do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.
2. Án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng được ghi rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật này thì bị hại phải trả án phí.
4. Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì bị hại phải trả án phí.
Chi phí tố tụng (Hình minh họa)
Chi phí tố tụng gồm có những chi phí nào?
Căn cứ vào Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về chi phí tố tụng như sau:
Chi phí tố tụng
1. Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.
2. Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.
3. Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.
4. Chi phí tố tụng gồm:
a) Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;
b) Chi phí giám định, định giá tài sản;
c) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chi phí tố tụng gồm có những chi phí sau:
- Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;
- Chi phí giám định, định giá tài sản;
- Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, còn có các chi phí sau:
- Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.
- Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.
- Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.
Chi phí giám định, định giá tài sản do ai chi trả?
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Chi phí định giá, định giá lại tài sản
1. Chi phí định giá, định giá lại tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Hàng năm, căn cứ thực tế chi phí định giá, định giá lại tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thực hiện việc chi trả.
2. Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở hồ sơ đề nghị tạm ứng kinh phí, hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản của Hội đồng định giá, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạm ứng kinh phí, thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản cho Hội đồng định giá.
Thủ tục tạm ứng và thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản thực hiện theo các quy định của pháp luật về chi phí giám định, định giá trong tố tụng.
3. Căn cứ yêu cầu, tính chất của vụ án, cơ quan thành lập Hội đồng định giá, cơ quan trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng định giá có trách nhiệm sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính của mình để hỗ trợ chi cho một số hoạt động thường xuyên của Hội đồng định giá gồm công tác phí, họp chuyên môn, khảo sát, thu thập thông tin, mua sắm văn phòng phẩm, báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn phục vụ công tác định giá tài sản của Hội đồng định giá. Trên cơ sở cân đối chung, trường hợp ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của đơn vị, cơ quan thành lập Hội đồng định giá, cơ quan trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng định giá có trách nhiệm lập dự toán xin bổ sung kinh phí theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mức chi được thực hiện theo chế độ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, một số mức chi được áp dụng thực hiện như sau:
a) Mức chi công tác khảo sát giá thị trường của thành viên Hội đồng định giá, Tổ giúp việc Hội đồng thực hiện theo quy định về chi tiền công cho cán bộ, công chức thực hiện điều tra thống kê có nội dung điều tra chuyên sâu phức tạp theo quy định của Bộ Tài chính về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia;
b) Mức chi họp chuyên môn, xây dựng các báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn phục vụ công tác định giá tài sản của Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định về mức chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị, họp báo và mức chi đối với báo cáo tổng hợp ý kiến, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý theo quy định của Bộ Tài chính về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Như vậy, chi phí định giá, định giá lại tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Hàng năm, căn cứ thực tế chi phí định giá, định giá lại tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản.
- Sau đó tổng hợp chung trong dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thực hiện việc chi trả.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Án phí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?