Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của dự án quan trọng quốc gia lấy từ đâu? Định mức và nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của dự án quan trọng quốc gia quy định là bao nhiêu?
Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư lấy từ đâu?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 88 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
“Điều 88. Chi phí và nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1. Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
2. Nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này;
b) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư chương trình, dự án;
c) Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư của chủ sử dụng được tính trong chi phí khai thác, vận hành dự án;
d) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, do ngân sách cấp xã đảm bảo.
[...]"
Theo đó, nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư gồm:
- Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này;
- Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư chương trình, dự án;
- Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư của chủ sử dụng được tính trong chi phí khai thác, vận hành dự án;
- Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, do ngân sách cấp xã đảm bảo.
Dự án quan trọng quốc gia
Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư quy định là bao nhiêu?
Về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư được quy định tại khoản 3 Điều 88 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư:
- Chi phí cho công tác giám sát đầu tư do chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự thực hiện được tính bằng 10% chi phí quản lý chương trình, dự án;
- Chi phí cho công tác đánh giá đầu tư được tính bằng % chi phí quản lý chương trình, dự án theo quy định hiện hành như sau: chi phí đánh giá ban đầu: 2%; chi phí đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn: 2%; chi phí đánh giá kết thúc: 3%; chi phí đánh giá đột xuất: 3%.
Trường hợp vận dụng định mức chi phí không phù hợp hoặc chương trình, dự án có quy mô lớn hoặc trường hợp cần phải thuê tư vấn nước ngoài, liên danh tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài thực hiện thì tổ chức lập dự toán để xác định chi phí.
Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư gồm những gì?
Căn cứ Điều 89 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
(1) Chi cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư:
- Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
- Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư;
- Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
- Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
- Chi phí xây dựng báo cáo định kỳ theo quy định;
- Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ;
- Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư.
(2) Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư:
- Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
- Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư;
- Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
- Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
- Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;
- Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra.
(3) Chi cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư:
- Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư;
- Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư;
- Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
- Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
- Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;
- Chi phí xây dựng báo cáo kết quả đánh giá chương trình, dự án;
- Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn.
(4) Chi cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư:
- Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
- Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
- Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo;
- Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị;
- Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác;
- Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể đầu tư;
- Chi phí xây dựng báo cáo kết quả giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư;
- Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn.
(5) Chi phí cho việc vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 101 Nghị định này,
(6) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng:
- Chi phí mua văn phòng phẩm; thông tin, liên lạc phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị về giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Châu Mỹ Ngọc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
- Ngày 9 tháng 11 có phải là Ngày Pháp luật nước Việt Nam không? Ngày Pháp luật tổ chức nhằm tôn vinh những gì?
- Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày bao nhiêu tháng 11? Có tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam không?
- Khuyết tật trí tuệ là gì? Có bao nhiêu mức độ khuyết tật trí tuệ? Việc xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?