Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025: Phát triển các sàn thương mại điện tử bưu chính Việt Nam để người dân mua bán hàng hóa trên môi trường số?

Tôi muốn hỏi về nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo quy định của pháp luật hiện hành? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Xin cảm ơn!

Hoàn thiện môi trường pháp lý tại Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?

Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Điều 1 Quyết định 654/QĐ-TTg năm 2022 Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 quy định về hoàn thiện môi trường pháp lý cụ thể là rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để khuyến khích đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Phát triển hạ tầng bưu chính tại Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?

Tại tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 654/QĐ-TTg năm 2022 Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 quy định về phát triên hạ tầng bưu chính cụ thể như sau:

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, vận hành và chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính.

(1) Hạ tầng mạng lưới

- Xây dựng các Trung tâm bưu chính vùng, khu vực có tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại để tối ưu hóa hoạt động giao nhận vận chuyển cho hoạt động thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về logistics.

- Phát triển và duy trì hoạt động ổn định mạng điểm phục vụ bưu chính rộng khắp cả nước; phát triển các bưu cục thông minh cung cấp dịch vụ bưu chính số.

- Khuyến khích doanh nghiệp bưu chính sở hữu phương tiện vận tải hàng không.

- Đẩy mạnh khai thác mạng bưu chính công cộng để người dân, nhất là các đối tượng yếu thế trong xã hội được tiếp cận các dịch vụ bưu chính, dịch vụ số của Chính phủ.

- Hiện đại hóa mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước bảo đảm an toàn, an ninh và chất lượng dịch vụ bưu chính KT1.

(2) Hạ tầng số

- Hoàn thiện nền tảng Địa chỉ số Việt Nam gắn với bản đồ số quốc gia phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và kinh tế số.

- Hình thành Cổng dữ liệu quốc gia về bưu chính; thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, hướng tới hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở.

- Phát triển các sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam để các hộ sản xuất nông nghiệp và người dân có thể giao dịch mua bán sản phẩm, hàng hóa trên môi trường số.

- Xây dựng các nền tảng quản lý, vận hành kho bãi, chuyển phát... kết nối giữa chủ hàng, các doanh nghiệp bưu chính và khách hàng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính đầu tư, phát triển hạ tầng số có ứng dụng các công nghệ hiện đại của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

(3) Hạ tầng dữ liệu

- Xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong lĩnh vực bưu chính; ứng dụng các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) trong việc xây dựng, lưu trữ dữ liệu bưu chính, cho phép sử dụng chung.

- Xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến kết nối với các doanh nghiệp bưu chính.

(4) Triển khai các giải pháp, hoạt động bảo đảm an toàn thông tin xuyên suốt quá trình xây dựng, phát triển, vận hành, khai thác các hạ tầng mạng lưới, hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu bưu chính; chú trọng bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng.

Nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?

Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025: Phát triển các sàn thương mại điện tử bưu chính Việt Nam để người dân mua bán hàng hóa trên môi trường số?

Phát triển dịch vụ bưu chính tại Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030?

Theo quy định tại tiểu mục 3 Mục IV Điều 1 Quyết định 654/QĐ-TTg năm 2022 Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 quy định về phát triển dịch vụ bưu chính cụ thể như sau:

Phát triển thị trường bưu chính theo hướng bảo đảm cung cấp công bằng, ổn định, có chất lượng các dịch vụ bưu chính công ích tới mọi người dân; mở rộng hệ sinh thái, mở rộng không gian hoạt động mới, thúc đẩy phát triển kinh tế số và tham gia góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

(1) Nhóm dịch vụ bưu chính công ích

- Mở rộng phạm vi dịch vụ bưu chính công ích, trong đó tập trung mở rộng phạm vi dịch vụ bưu chính phổ cập.

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và thời gian (liên tục 24 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần, kể cả ngày nghỉ lễ, Tết).

- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đặc thù mà Nhà nước giao.

- Tối ưu hóa quy trình, nghiệp vụ; ứng dụng công nghệ số để phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ.

(2) Nhóm dịch vụ bưu chính cạnh tranh (ngoài phạm vi công ích)

- Phát triển các dịch vụ hoàn tất đơn hàng cho thương mại điện tử và giao hàng chặng cuối cho logistics, chuỗi cung ứng.

- Sử dụng nền tảng tích hợp các dịch vụ bưu chính truyền thống đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng trong kỷ nguyên số nhằm tăng doanh thu, nâng cao chất lượng hiệu quả.

- Tự động hoá, thông minh hoá, tối ưu hoá các quy trình xử lý công việc, mở rộng thị trường và tăng doanh thu lĩnh vực bưu chính.

(3) Nhóm dịch vụ mở rộng hệ sinh thái dịch vụ bưu chính

- Chú trọng khai thác hạ tầng bưu chính; phát triển các dịch vụ mới nhằm mở rộng hệ sinh thái dịch vụ bưu chính: phân phối, bán lẻ, thương mại điện tử; thanh toán và tài chính số; các dịch vụ bưu chính số hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế: nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, đào tạo, tư pháp...

- Phát triển các mô hình kinh doanh mới trên cơ sở kết hợp, chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính với các doanh nghiệp khác.

(4) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hiện đại, khai thác triệt để cơ sở dữ liệu bưu chính, phát triển dịch vụ số theo hướng mở rộng không gian hoạt động mới, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ bưu chính

Nguyễn Khánh Huyền

Dịch vụ bưu chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ bưu chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ bưu chính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mạng bưu chính công cộng sẽ được đặt tại những địa điểm nào để phục vụ nhu cầu của người sử dụng?
Pháp luật
Mã vận đơn là gì? Đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Đầu tư kinh doanh dịch vụ bưu chính là gì? Điều kiện để cấp phép kinh doanh dịch vụ bưu chính cần những gì và hồ sơ thủ tục ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không áp dụng giá cước đúng với giá cước đã thông báo sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính có cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính không?
Pháp luật
Người sử dụng dịch vụ bưu chính có quyền khiếu nại về dịch vụ bưu chính đã sử dụng hay không? Thời hạn khiếu nại là bao lâu?
Pháp luật
Cách tính phí gửi bưu điện VNPost đơn giản? Tra cứu đơn hàng VNPost online trên website như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ chuyển phát nhanh từ Việt Nam ra nước ngoài có thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT không?
Pháp luật
Tổng hợp biểu mẫu báo cáo nghiệp vụ bưu chính? Gửi báo cáo nghiệp vụ bưu chính về địa chỉ nào?
Pháp luật
Mạng bưu chính công cộng là gì? Các điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng được đặt tại đâu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào