Chiều cao của ủng bằng Polyvinyl Clorua dùng chung trong công nghiệp được xác định như thế nào?
Chiều cao của ủng bằng Polyvinyl Clorua dùng chung trong công nghiệp được xác định như thế nào?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6411:1998 (ISO 4643 : 1992) về Giày ủng bằng chất dẻo đúc - Ủng bằng poly (vinyl clorua) có lót hoặc không có lót dùng chung trong công nghiệp - Yêu cầu kỹ thuật quy định thì chiều cao của ủng bằng Polyvinyl Clorua có lót hoặc không có lót dùng chung trong công nghiệp đưa ra ở Phụ lục D Tiêu chuẩn này dùng để tham khảo như sau:
Chiều cao của ủng thuộc phạm vi tiêu chuẩn này được đưa ra ở Bảng D.1. Chiều cao phải đo ở mặt trong phía sau ủng từ đế đến mép trên, bao gồm cả phần kéo dài mềm dẻo.
Bảng D.1 – Chiều cao của ủng
Phép đo | Chiều cao | Chiều cao |
Của nam | Của nữ | |
Đến mắt cá chân | 115 đến 179 | 115 đến 152 |
Nửa ống chân | 180 đến 239 | 153 đến 203 |
Dưới đầu gối | 240 đến 329 | 204 đến 279 |
Đến đầu gối | 330 đến 429 | 280 đến 380 |
Đến 3/4 đùi | 640 đến 699 | - |
Đến hết đùi | tối thiểu 700. | - |
Lưu ý: Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với ủng đúc từ hợp chất poly (vinyl clorua), dùng chung trong công nghiệp. ủng có thể có lót vải hoặc không lót và bao gồm các kiểu từ ủng cao đến mắt cá chân đến ủng cao tới hết bắp đùi.
Chiều cao của ủng bằng Polyvinyl Clorua dùng chung trong công nghiệp được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tính chất cơ lý của ủng bằng Polyvinyl Clorua dùng chung trong công nghiệp được quy định thế nào?
Tính chất cơ lý của ủng bằng Polyvinyl Clorua dùng chung trong công nghiệp được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6411:1998 (ISO 4643 : 1992) về Giày ủng bằng chất dẻo đúc - Ủng bằng poly (vinyl clorua) có lót hoặc không có lót dùng chung trong công nghiệp - Yêu cầu kỹ thuật như sau:
5. Tính chất cơ lý
5.1 Quy định chung
Vật liệu của mũ ủng và vật liệu của đế phải được thử như hai hợp chất riêng biệt, ngay cả khi ủng được sản xuất bằng quá trình phun duy nhất. Các miếng mẫu thử từ vật liệu của ủng được chuẩn bị theo trình tự thích hợp quy định trong ISO 37 : 1994.
5.2 Độ bền uốn của mũ ủng
Khi thử theo phương pháp mô tả ở Phụ lục B cho một miếng mẫu thử ở mỗi hướng uốn, trong 150 000 lần uốn không được phép xuất hiện 1 vết nứt nào thuộc loại quy định trong Phụ lục B.
...
5.5 Nhiệt độ uốn lạnh của mũ ủng
Khi các phần của mũ ủng được thử theo ISO 458-1 : 1985, áp dụng theo chỉ dẫn dưới đây thì nhiệt độ uốn lạnh không được lớn hơn – 35 oC.
Dùng 2 miếng mẫu thử, cắt mẫu sao cho 1 miếng mẫu có trục chính dọc theo ống ủng, còn miếng mẫu kia có trục chính vuông góc với trục của miếng mẫu thử 1.
Vẽ đồ thị liên quan giữa độ lệch và nhiệt độ, từ đó nhiệt độ ở một góc lệch 2000 của mỗi miếng mẫu thử được xác định. Phải bớt đi 0,5 oC cho mỗi 0,03 mm độ dầy của một miếng mẫu thử trên 1,30 mm và tăng thêm 0,5 oC cho mỗi 0,03 mm độ dầy của một miếng mẫu thử dưới 1,27 mm. Trung bình cộng của 2 kết quả là nhiệt độ uốn của phần thử
5.6 Khả năng chống sự phát triển của vết nứt của đế ủng (thử uốn)
Khi thử các phần của đế theo Phụ lục C ở nhiệt độ – 5 oC ± 2 oC, sử dụng 3 miếng mẫu thử cắt song song với đường trung tâm của đế (xem Hình 1), độ dầy của hợp chất đế không được nhỏ hơn 50 % độ dầy của miếng mẫu thử và số lần uốn khi vết nứt đạt tới 6 mm không được nhỏ hơn 150 000 với mỗi 8 miếng mẫu thử khi các phép đo sự phát triển của các vết đứt được giới hạn ở bề mặt bên ngoài của miếng mẫu thử.
5.7. Tính dễ bay hơi của các hợp chất mũ và đế
Khi thử theo ISO 176 : 1976 sử dụng các miếng mẫu thử bằng hợp chất poly (vinyl clorua) có độ dầy 2,0 mm ± 0,1 mm lấy từ các chi tiết mũ và đế tương ứng, hao hụt trung bình về khối lượng của 3 miếng mẫu thử không được vượt quá 2,0 % cho hợp chất mũ hoặc hợp chất đế.
Mỗi sản phẩm giày ủng bằng Polyvinyl Clorua phải có nhãn khó tẩy xoá và dễ đọc với nội dung nào?
Mỗi sản phẩm giày ủng bằng Polyvinyl Clorua phải có nhãn khó tẩy xoá và dễ đọc với nội dung được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6411:1998 (ISO 4643 : 1992) về Giày ủng bằng chất dẻo đúc - Ủng bằng poly (vinyl clorua) có lót hoặc không có lót dùng chung trong công nghiệp - Yêu cầu kỹ thuật như sau:
6. Ghi nhãn
Mỗi sản phẩm giầy ủng phải có nhãn khó tẩy xoá và dễ đọc với nội dung sau:
a) Cỡ, đóng trên mặt hoặc đúc trên chỗ thắt của phía ngoài đế;
b) Dấu hiệu nhận biết người sản xuất hoặc người cung cấp bao gồm: tên, nhãn hiệu thương mại, hoặc các ký hiệu khác của người sản xuất, người phân phối hoặc bán lẻ;
c) Số hiệu của tiêu chuẩn này
Theo đó, mỗi sản phẩm giày ủng bằng Polyvinyl Clorua phải có nhãn khó tẩy xoá và dễ đọc với nội dung sau:
- Cỡ, đóng trên mặt hoặc đúc trên chỗ thắt của phía ngoài đế;
- Dấu hiệu nhận biết người sản xuất hoặc người cung cấp bao gồm: tên, nhãn hiệu thương mại, hoặc các ký hiệu khác của người sản xuất, người phân phối hoặc bán lẻ;
- Số hiệu của tiêu chuẩn này.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giày ủng bằng chất dẻo đúc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?