Chính quyền địa phương có thể vay lại từ nguồn vốn ODA của Chính phủ không? Nếu có thì việc tổ chức vay lại được quy định thế nào?
Chính quyền địa phương có thể vay lại từ nguồn vốn ODA của Chính phủ không?
Theo Điều 3 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương như sau:
Hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương
1. Hình thức vay của chính quyền địa phương:
a) Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước theo quy định của Nghị định này;
b) Vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ theo quy định tại Chương V Luật Quản lý nợ công, Nghị định của Chính phủ quy định về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài và Nghị định này;
c) Vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước; vay ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Nghị định này.
2. Điều kiện vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo quy định trên, chính quyền địa phương có thể vay lại từ nguồn vốn ODA của Chính phủ theo quy định tại Chương V Luật Quản lý nợ công, Nghị định của Chính phủ quy định về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài và Nghị định này.
Chính quyền địa phương có thể vay lại từ nguồn vốn ODA của Chính phủ không? Nếu có thì việc tổ chức vay lại được quy định thế nào?
(Hình từ Internet)
Kế hoạch vay khoản vay lại từ nguồn vốn ODA của Chính phủ phải đảm bảo yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 93/2018/NĐ-CP về triển khai kế hoạch vay, trả nợ hằng năm như sau:
Triển khai kế hoạch vay, trả nợ hằng năm
1. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hằng năm và chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan triển khai lập kế hoạch vay của chính quyền địa phương, gồm: Số vay, thời điểm vay, nguồn vay, hình thức vay, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Riêng đối với kế hoạch vay khoản vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, việc xây dựng kế hoạch vay phải phù hợp tổng mức Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân quyết định và khả năng giải ngân của các chương trình, dự án theo thỏa thuận vay đã ký kết.
2. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương về trả nợ gốc và nguồn trả nợ gốc; trả lãi, phí và chi phí các khoản vay được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập kế hoạch chi trả nợ gốc, lãi, phí và chi phí các khoản vay của chính quyền địa phương, gồm: Số trả nợ gốc và nguồn trả nợ gốc, lãi, phí và chi phí các khoản vay của chính quyền địa phương; thời điểm trả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Theo đó, việc xây dựng kế hoạch vay khoản vay lại từ nguồn vốn ODA của Chính phủ của chính quyền địa phương phải phù hợp tổng mức Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân quyết định và khả năng giải ngân của các chương trình, dự án theo thỏa thuận vay đã ký kết.
Và căn cứ dự toán ngân sách địa phương về trả nợ gốc và nguồn trả nợ gốc; trả lãi, phí và chi phí các khoản vay được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập kế hoạch chi trả nợ gốc, lãi, phí và chi phí các khoản vay của chính quyền địa phương.
Việc tổ chức vay lại từ nguồn vốn ODA của Chính phủ của chính quyền địa phương được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài như sau:
Tổ chức vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài
Căn cứ thỏa thuận vay lại giữa Bộ Tài chính với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng chương trình, dự án; số vay lại được Thủ tướng Chính phủ giao trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm; hình thức rút vốn và thực hiện giải ngân nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong phạm vi dự toán được giao.
Như vậy, việc tổ chức vay lại từ nguồn vốn ODA của Chính phủ của chính quyền địa phương căn cứ thỏa thuận vay lại giữa Bộ Tài chính với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng chương trình, dự án.
Số vay lại được Thủ tướng Chính phủ giao trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm.
Đồng thời hình thức rút vốn và thực hiện giải ngân nguồn vốn ODA trong phạm vi dự toán được giao.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vốn ODA có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?