Chính thức bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 đúng không?

Chính thức bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 đúng không? Thắc mắc của chị N.H ở Quận 3.

Chính thức bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 đúng không?

Theo như lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, việc thực hiện cải cách tiền lương ban đầu, dự kiến từ năm 2021 tiền lương thấp nhất của quân nhân chuyên nghiệp bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đã lùi và hoãn cải cách tiền lương đến thời điểm hiện tại.

Tại Nghị quyết 69/2022/QH15 thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức đến thời điểm thích hợp mà chỉ thực hiện tăng lương cơ sở, các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở và tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Mới đây, ngày 10/11, với đa số đại biểu tán thành (94,33%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ:

"Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII."

Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước.

Đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Như vậy, Quốc hội đã chính thức thông qua thời điểm cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018.

Do đó, theo như nội dung nêu trên từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cũng tại thời điểm này sẽ bỏ việc áp dụng mức lương cơ sở 1.800.000 đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

Ngoài ra theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ xây dựng 05 bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

>> Cán bộ, công chức nào được tăng lương khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024

Chính thức bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 đúng không?

Chính thức bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 đúng không? (Hình từ internet)

Lý do bãi bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là gì?

Tại Mục 2 Phần I Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, có nêu ra nguyên nhân về việc tại sao phải bãi bỏ lương cơ sở như sau:

TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
...
2. Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
...

Như vậy, theo như tinh thần nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

Do đó, lý do về việc bãi bỏ lương cơ sở là vì quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương, việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương là cần thiết.

Đối tượng nào được áp dụng mức lương cơ sở để tính lương, phụ cấp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở để tính lương, phụ cấp gồm có:

- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

- Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP).

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách tiền lương

Nguyễn Văn Phước Độ

Cải cách tiền lương
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cải cách tiền lương có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào