Chính thức kết thúc thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 25/5/2023?
- Thế nào là thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm?
- Thanh tra về an toàn thực phẩm được thực hiện gồm những nội dung nào?
- Chính thức kết thúc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
- Thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết thúc từ khi nào?
Mới đây, ngày 25/05/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 85/NQ-CP năm 2023 về kết thúc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thế nào là thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm?
- Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định thanh tra chuyên ngành được được hiểu là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
- Đồng thời, thanh tra về an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật An toàn thực phẩm 2010 là thanh tra chuyên ngành do ngành y tế, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Chính thức kết thúc thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?(Hình internet)
Thanh tra về an toàn thực phẩm được thực hiện gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 67 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định nội dung thanh tra về an toàn thực phẩm như sau:
- Việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
- Hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
- Hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
- Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Như vậy, thanh tra về an toàn thực phẩm đảm bảo thực hiện theo các nội dung được quy định nêu trên.
Chính thức kết thúc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Tại Nghị quyết 85/NQ-CP năm 2023 nêu rõ:
- Chính thức kết thúc việc thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
+ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai theo Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2021 về việc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 09 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết thúc từ khi nào?
Trước đây, tại Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2021 ban hành ngày 07/9/2021 (hết hiệu lực ngày 25/5/2023) quy định về thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương :
- Thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai trên cơ sở sử dụng đội ngũ công chức, viên chức hiện có, không làm tăng biên chế.
- Phạm vi thí điểm: 70 đơn vị hành chính cấp huyện (tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này) đã thí điểm theo Quyết định 47/2018/QĐ-TTg năm 2018 thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.
- Thời gian thí điểm: 01 năm.
- Tổ chức thực hiện:
+ Công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp huyện có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
+ Được trang bị trang phục riêng và được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí: do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ưu tiên bố trí ngân sách theo phân cấp cho hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm, hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp huyện để khen thưởng, đầu tư trang thiết bị, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật và công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác.
Như vậy có nghĩa là chính thức từ 25/5/2023 sẽ kết thúc việc thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?