Cho người khác mượn thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của mình thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý có được cho người khác mượn thẻ cộng tác viên của mình không?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về việc sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý như sau:
Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên phải mang theo thẻ cộng tác viên và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
2. Cộng tác viên có trách nhiệm bảo quản thẻ cộng tác viên. Nghiêm cấm việc dùng thẻ cộng tác viên vào mục đích tư lợi hoặc vào việc riêng. Cộng tác viên không được dùng thẻ cộng tác viên thay giấy giới thiệu, giấy chứng minh nhân dân hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác; không được cho người khác mượn thẻ cộng tác viên; khi mất thẻ cộng tác viên thì phải thông báo bằng văn bản ngay cho Giám đốc Trung tâm nơi ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Cộng tác viên vi phạm các quy định về việc sử dụng thẻ cộng tác viên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị thu hồi thẻ, bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sụ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cộng tác viên trợ giúp pháp lý không được phép cho người khác mượn thẻ cộng tác viên của mình. Nếu như vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị thu hồi thẻ, bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người khác mượn thẻ cộng tác viên của mình thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
b) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;
c) Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;
đ) Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác để trục lợi;
b) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để trục lợi;
c) Lợi dụng danh nghĩa người thực hiện trợ giúp pháp lý để trục lợi, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
đ) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý mà không có căn cứ;
e) Làm sai lệch các tài liệu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
Như vậy, theo như quy định nêu trên, nếu như công tác viên trợ giúp pháp lý cho người khác mượn mà để họ sử dụng thẻ cộng tác viên của mình thì có thể sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng lên đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo khoản 5 và khoản 6 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP nếu cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của mình để trục lợi thì người cho mượn còn bị tước quyền sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 01 tháng đến 03 tháng. Đồng thời, phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.
Điều kiện để được làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, những người muốn trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý thì phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Là người đã nghỉ hưu;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý,
Bao gồm những người sau:
+ Trợ giúp viên pháp lý;
+ Thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án;
+ Kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát;
+ Điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự;
+ Chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?