Cho phép một thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ của hợp tác xã thì hợp tác xã bị xử phạt thế nào?
- Thành viên hợp tác xã không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã đúng không?
- Cho phép một thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ của hợp tác xã thì hợp tác xã bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hợp tác xã cho phép một thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ là bao lâu?
Thành viên hợp tác xã không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã đúng không?
Việc thành viên hợp tác xã có được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã không, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
Góp vốn điều lệ và giấy chứng nhận vốn góp
1. Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
2. Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
3. Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.
...
Theo đó, thành viên hợp tác xã không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
Hợp tác xã (Hình từ Internet)
Cho phép một thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ của hợp tác xã thì hợp tác xã bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hợp tác xã cho phép một thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ được quy định tại điểm b khoản 2, điểm e khoản 4 Điều 67 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm về góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi chưa được Đại hội thành viên quyết định, thông qua;
b) Cho phép một thành viên góp vốn lớn hơn 20% tổng số vốn góp của hợp tác xã hoặc một hợp tác xã thành viên góp vốn lớn hơn 30% tổng số vốn góp của liên hiệp hợp tác xã.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
e) Buộc điều chỉnh lại tỷ lệ vốn góp phù hợp với quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, hợp tác xã cho phép một thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Đồng thời hợp tác xã này còn bị buộc điều chỉnh lại tỷ lệ vốn góp phù hợp với quy định.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hợp tác xã cho phép một thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ là bao lâu?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hợp tác xã cho phép một thành viên góp vốn hơn 20% vốn điều lệ là 01 năm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?