Chồng làm công chức kiểm lâm, vợ kinh doanh gỗ có được không? Công chức kiểm lâm có được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước không?

Tôi muốn hỏi chồng làm công chức kiểm lâm, vợ kinh doanh gỗ có được không? Tôi là Chi Cục trưởng Chi cục kiểm lâm, vợ tôi có mở công ty kinh doanh chế biến gỗ thì có bị xem là vi phạm pháp luật không? Mong được giải đáp.

Những việc công chức kiểm lâm không được làm liên quan đến đạo đức công vụ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:

"Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.”

Như vậy, những việc công chức kiểm lâm không được làm liên quan đến đạo đức công vụ được quy định như trên.

Công chức kiểm lâm

Công chức kiểm lâm

Công chức kiểm lâm có được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước không?

Theo Điều 19 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định sau đây:

“Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.”

Theo đó, công chức kiểm lâm không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

Những việc khác nào công chức kiểm lâm không được làm?

Căn cứ Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm như sau:

“Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền".

Chồng làm công chức kiểm lâm, vợ kinh doanh gỗ có được không?

Căn cứ Điều 20 Luật Phòng chống, tham nhũng 2018 quy định quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn như sau:

“Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp."

Đối chiếu quy định trên, theo khoản 4 Điều 20 Luật Phòng chống, tham nhũng 2018 quy định người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Như vậy, trường hợp bạn đang là chi cục trưởng chi cục kiểm lâm, có quản lý lâm sản nên không được để vợ kinh doanh, chế biến gỗ trong phạm vi mà người chồng đang quản lý.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm lâm

Lê Thanh Ngân

Kiểm lâm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm lâm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm lâm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kiểm lâm rừng phòng hộ có quyền xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Công chức Kiểm lâm có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng đặc dụng được thành lập ở khu bảo tồn loài sinh cảnh có diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng phòng hộ trực thuộc cơ quan nào? Kiểm lâm rừng phòng hộ được trang bị vũ khí không?
Pháp luật
Để thành lập Kiểm lâm rừng phòng hộ thì phải đáp ứng các tiêu chí nào? Ai có thẩm quyền quyết định thành lập?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng đặc dụng là tổ chức thuộc cơ quan nào? Kiểm lâm rừng đặc dụng có được quản lý và sử dụng vũ khí quân dụng không?
Pháp luật
Chồng làm công chức kiểm lâm, vợ kinh doanh gỗ có được không? Công chức kiểm lâm có được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước không?
Pháp luật
Cờ truyền thống Kiểm lâm được quy định thế nào? Cờ truyền thống Kiểm lâm được dùng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gồm có những thành viên nào? Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có được trang bị công cụ hỗ trợ, phương tiện để bảo vệ rừng không?
Pháp luật
Muốn thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng cần đáp ứng các tiêu chí nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào