Chồng lấy sổ tiết kiệm do mình đứng tên được mở trong thời kỳ hôn nhân từ tài sản chung thế chấp vay vốn, vợ không biết thì hợp đồng này có hiệu lực không?
- Thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm nào đến thời điểm nào?
- Chồng lấy sổ tiết kiệm do mình đứng tên được mở trong thời kỳ hôn nhân từ tài sản chung thế chấp vay vốn, vợ không biết thì hợp đồng này có hiệu lực không?
- Trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng có được thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung không?
Thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm nào đến thời điểm nào?
Thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm nào đến thời điểm nào, thì theo khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Chồng lấy sổ tiết kiệm do mình đứng tên được mở trong thời kỳ hôn nhân từ tài sản chung thế chấp vay vốn, vợ không biết thì hợp đồng này có hiệu lực không?
Trên thực tiễn, rất nhiều trường hợp vợ hoặc chồng sử dụng sổ tiết kiệm là tài sản chung do mình đứng tên để thực hiện các giao dịch khác với người thứ ba, điển hình nhất là giao dịch thế chấp tài sản.
Theo quy định pháp luật thì việc định đoạt tài sản chung phải được vợ chồng đồng ý.
Trường hợp vợ hoặc chồng không biết về giao dịch liên quan đến tài sản chung này thì giao dịch phát sinh với người thứ ba có vô hiệu không? Để giải đáp cho vướng mắc này, Tòa án nhân dân tối cao đã có Mục 6 Phần III Công văn 196/TANDTC-PC năm 2023 cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó.”
Điều 8 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
“Người thứ ba xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chồng liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu thì bị coi là không ngay tình trong những trường hợp sau đây:
1. Đã được vợ, chồng cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này[2] mà vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với những thông tin đó;
2. Vợ chồng đã công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với thỏa thuận của vợ chồng.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người chồng hoặc người vợ đứng tên chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng (đứng tên chủ thẻ, sổ tiết kiệm) được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó nên hợp đồng thế chấp sổ tiết kiệm có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp giao dịch với người thứ ba không ngay tình theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 nêu trên.
Theo đó, trường hợp này Tòa án nhân dân tối cao cho rằng, nếu như người thứ ba thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung là sổ tiết kiệm nếu biết rõ đây là tài sản chung của vợ chồng thông qua việc được người vợ hoặc chồng cung cấp thông tin hoặc vợ chồng đã công khai thỏa thuận về tài sản nhưng vẫn xác lập giao dịch với người vợ hoặc người chồng đứng tên sổ tiết kiệm thì xác định giao dịch này vô hiệu.
Nếu không thuộc trường hợp vừa đề cập thì người chồng hoặc người vợ đứng tên chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó nên giao dịch liên quan đến sổ tiết kiệm với người thứ ba được xem là có hiệu lực.
Tài sản chung của vợ chồng (Hình từ Internet)
Trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng có được thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung không?
Theo Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Theo đó, trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng được thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp sau:
(1) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
(2) Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
- Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
- Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
- Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
- Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hôn nhân và gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?