Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản không?
- Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
- Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có những nội dung nào?
- Trong trường hợp nào Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với doanh nghiệp tư nhân?
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Phá sản 2014 về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn theo quy định tại Điều 5 của Luật này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động sau đây:
a) Cho bán hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
b) Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Phong toả tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
d) Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;
đ) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
e) Cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
g) Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định;
h) Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
i) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.
...
Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014 về người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
...
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chủ doanh nghiệp tư nhân nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định cho bán hàng hóa.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không? (Hình từ Internet)
Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Phá sản 2018 như sau:
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
...
2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
đ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
...
Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Trong văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có những nội dung sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm;
(2) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
(3) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
(4) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
(5) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Lưu ý: Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong trường hợp nào Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với doanh nghiệp tư nhân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP về trường hợp Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Về biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 70 của Luật phá sản
...
4. Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
b) Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản;
c) Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
d) Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật phá sản;
đ) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
e) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với doanh nghiệp tư nhân khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
- Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản;
- Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
- Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp tư nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?