Chủ hàng vật liệu gây nổ quá cảnh của Lào muốn qua lãnh thổ Việt Nam thì hồ sơ xin giấy phép quá cảnh hàng hóa gồm những gì?

Tôi có hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì chủ hàng vật liệu gây nổ quá cảnh của Lào muốn qua lãnh thổ Việt Nam thì hồ sơ xin giấy phép quá cảnh hàng hóa gồm những gì? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Vật liệu gây nổ của Lào có được quá cảnh tại Việt Nam không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Hiệp định quá cảnh hàng hoá giữa chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, có quy định như sau:

Việc quá cảnh hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu của mỗi Bên ký kết được quy định như sau:
1. Không được phép quá cảnh hàng hoá bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cấm vận chuyển theo các điều ước quốc tế mà hai Bên ký kết tham gia hoặc là thành viên hoặc hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu của hai Bên ký kết, trừ khi được quy định khác trong Hiệp định này.
2. Quá cảnh vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và trang thiết bị quân sự phục vụ mục đích an ninh quốc phòng phải được Thủ tướng Chính phủ nước cho quá cảnh cho phép tuân theo pháp luật có liên quan của nước cho quá cảnh sau khi có văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước xin quá cảnh gửi cho Bộ trưởng Bộ Công Thương nước cho quá cảnh.
3. Quá cảnh hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu của nước cho quá cảnh nhưng không thuộc Danh mục đã nêu của nước xin quá cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương nước cho quá cảnh cho phép sau khi có văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương của nước xin quá cảnh.
4. Hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi được phép quá cảnh phải được vận chuyển theo đúng các quy định trong giấy phép quá cảnh, bao gồm đi đúng tuyến đường bộ, đúng cặp cửa khẩu, đúng loại phương tiện vận chuyển, đúng trọng tải của từng phương tiện vận chuyển và đúng thời hạn và phải chịu sự giám sát của hải quan và các cơ quan có thẩm quyền khác của nước cho quá cảnh.
5. Danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu của mỗi Bên ký kết được quy định theo pháp luật của mỗi Bên ký kết. Những danh mục đó, gồm Danh mục của phía Việt Nam và Danh mục của phía Lào, phải được Bộ Công Thương hai nước thông báo cho nhau bằng văn bản bằng tiếng Anh trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký Hiệp định. Các danh mục này có thể thay đổi, khi có sự thay đổi danh mục hai Bộ Công Thương phải kịp thời thông báo cho nhau bằng văn bản và danh mục mới sẽ tự động thay thế cho danh mục trước.

Như vậy, theo quy định trên thì vật liệu gây nổ của Lào được quá cảnh tại Việt Nam.

Vật liệu cháy nổ

Vật liệu gây nổ (Hình từ Internet)

Chủ hàng vật liệu gây nổ quá cảnh của Lào muốn qua lãnh thổ Việt Nam thì hồ sơ xin giấy phép quá cảnh hàng hóa gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2009/TT-BCT, có quy định về cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa như sau:

Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa
Thủ tục xin giấy phép quá cảnh hàng hóa được thực hiện như sau:
1. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 của Hiệp định, chủ hàng gửi hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa đến Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a. Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này).
b. Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (bản chính).
Bộ trưởng Bộ Công Thương, căn cứ đơn đề nghị của chủ hàng và văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản để chủ hàng biết và thực hiện.

Như vậy, theo quy đinh trên thì chủ hàng vật liệu gây nổ quá cảnh của Lào muốn qua lãnh thổ Việt Nam thì hồ sơ xin giấy phép quá cảnh hàng hóa gồm:

- Đơn đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa

- Văn bản đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa của Bộ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chủ hàng vật liệu gây nổ quá cảnh của Lào muốn qua lãnh thổ Việt Nam thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tại đâu?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 22/2009/TT-BCT, có quy định về cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa như sau:

Cấp giấy phép quá cảnh hàng hóa
4. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quá cảnh nêu tại khoản 2 Điều này:
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng. Địa chỉ: 132 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội. Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
...

Như vậy, theo quy định trên thì chủ hàng vật liệu gây nổ quá cảnh của Lào muốn qua lãnh thổ Việt Nam thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tại:

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng. Địa chỉ: 132 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

- Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội. Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu nổ

Bùi Thị Thanh Sương

Vật liệu nổ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vật liệu nổ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu nổ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi sử dụng vật liệu nổ khai thác thủy hải sản bị xử lý như thế nào? Quy định về mức phạt tiền với hành vi sử dụng vật liệu nổ khai thác thủy hải sản
Pháp luật
Quá cảnh vật liệu nổ mà không có giấy phép bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền theo quy định?
Pháp luật
Nội dung xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi tại Nghị quyết 165/NQ-CP thế nào?
Pháp luật
Bồi dưỡng bằng hiện vật có áp dụng đối với người lao động làm công việc thí nghiệm vật liệu nổ hay không?
Pháp luật
Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải tuân thủ những gì?
Pháp luật
Người được giao vật liệu nổ phạm tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vật liệu nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi mua bán trái phép 50.000 kíp mìn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Người quản lý trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
Pháp luật
Điều kiện để người lao động làm công việc thí nghiệm vật liệu nổ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau là gì?
Pháp luật
Hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào