Chủ nhà cho thuê nhà trọ mà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định thì bị phạt hành chính bao nhiêu?
- Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
- Chủ nhà cho thuê nhà trọ mà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định thì bị phạt hành chính bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho thuê nhà trọ mà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định là bao lâu?
Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2941/QĐ-BCT năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) thì giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay được quy định như sau:
Trước đây, theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1062/QĐ-BCT năm 2023 và bảng giá bán điện quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định 1062/QĐ-BCT năm 2023 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) thì giá bán lẻ điện sinh hoạt được quy định như sau:
TT | Nhóm đối tượng khách hàng | Giá bán điện (đồng/kWh) |
4 | Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt | |
4.1 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt | |
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 | 1.728 | |
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 | 1.786 | |
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 | 2.074 | |
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 | 2.612 | |
Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 | 2.919 | |
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên | 3.015 | |
4.2 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước | 2.535 |
Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ nhà cho thuê nhà trọ mà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định thì bị phạt hành chính bao nhiêu?
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thu tiền điện của người thuê nhà với giá cao được quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm các quy định về sử dụng điện
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây);
b) Sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm của khách hàng sử dụng điện lớn sau đây:
a) Không thực hiện chế độ sử dụng điện theo đúng mức yêu cầu của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia trong trường hợp hệ thống bị hạn chế công suất; không có biện pháp đảm bảo tiêu chuẩn điện áp đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện;.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt tiền
...
3. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này.
...
Theo thông tin bạn chia sẻ thì chủ cho thuê nhà trọ của bạn mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt nhưng lại thu tiền điện của bạn và mọi người cao hơn giá quy định.
Trong trường hợp này, đối với hành vi thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định thì ông chủ cho thuê nhà trọ của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho thuê nhà trọ mà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi thu tiền điện của người thuê nhà với giá cao được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) như sau:
Quy định về thời hiệu xử phạt, vi phạm hành chính đã kết thúc, vi phạm hành chính đang được thực hiện, vi phạm hành chính nhiều lần
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là 01 năm; đối với các hành vi vi phạm về sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
2. Hành vi vi phạm đã kết thúc, hành vi vi phạm đang được thực hiện được xác định căn cứ quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Xử phạt đối với trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần:
a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần thì vi phạm nhiều lần được áp dụng là tình tiết tăng nặng để người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
...
Như vậy, theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho thuê nhà trọ mà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định là 01 năm.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giá bán lẻ điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?