Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là ai? Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?
- Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là ai?
- Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?
- Khi chủ phương tiện kỹ thuật dự bị bị thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị thì mức bồi thường và chi trả tiền bồi thường được thực hiện như thế nào?
Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là ai?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định như sau:
Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc đối tượng được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.
Theo đó, chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc đối tượng được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.
Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị (Hình từ Internet)
Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
1. Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.
2. Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
3. Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Theo đó, trong việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên nghiêm cấm các hành vi sau:
- Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.
- Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
- Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.
- Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Và chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động bị nghiêm cấm việc trốn tránh thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.
Khi chủ phương tiện kỹ thuật dự bị bị thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị thì mức bồi thường và chi trả tiền bồi thường được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra như sau:
Bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra
1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Phương tiện kỹ thuật dự bị bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy;
b) Thiệt hại về thu nhập do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trực tiếp gây ra.
2. Người có thẩm quyền quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường và việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được thực hiện như đối với người có tài sản trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Trường hợp phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động là tài sản nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy thì được bố trí kinh phí để sửa chữa hoặc mua mới theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
- Phương tiện kỹ thuật dự bị bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy;
- Thiệt hại về thu nhập do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trực tiếp gây ra.
Và khi chủ phương tiện kỹ thuật dự bị bị thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị thì mức bồi thường và chi trả tiền bồi thường được thực hiện như đối với người có tài sản trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Trường hợp phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động là tài sản nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy thì được bố trí kinh phí để sửa chữa hoặc mua mới theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện kỹ thuật dự bị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?