Chủ sở hữu nhà chung cư có thể ủy quyền tham dự Hội nghị nhà chung cư lần đầu cho chủ sở hữu khác trong tòa nhà đó không?
- Chủ sở hữu nhà chung cư có thể ủy quyền tham dự Hội nghị nhà chung cư lần đầu cho chủ sở hữu khác trong tòa nhà đó không?
- Chủ sở hữu nhà chung cư ủy quyền tham dự Hội nghị nhà chung cư lần đầu cho chủ sở hữu khác trong tòa nhà đó thì có cần công chứng, chứng thực không?
- Hội nghị nhà chung cư lần đầu sẽ quyết định các nội dung nào?
Chủ sở hữu nhà chung cư có thể ủy quyền tham dự Hội nghị nhà chung cư lần đầu cho chủ sở hữu khác trong tòa nhà đó không?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định như sau:
Hội nghị nhà chung cư lần đầu
...
3. Chủ đầu tư (nếu là nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (nếu là nhà chung cư có một chủ sở hữu) có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung họp, thông báo thời gian, địa điểm và tổ chức họp hội nghị chính thức cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. Chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu có thể tổ chức họp trù bị để chuẩn bị các nội dung cho hội nghị nhà chung cư chính thức. Nội dung chuẩn bị tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu bao gồm các công việc sau đây:
a) Kiểm tra, xác định tư cách đại diện chủ sở hữu căn hộ tham dự hội nghị; trường hợp ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền bao gồm các nội dung sau: Họ, tên và số điện thoại liên hệ (nếu có) của người ủy quyền và người được ủy quyền, địa chỉ căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư của người ủy quyền, các nội dung ủy quyền liên quan đến hội nghị nhà chung cư, quyền và trách nhiệm của các bên ủy quyền và được ủy quyền, văn bản ủy quyền phải có đầy đủ chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền;
b) Dự thảo quy chế họp hội nghị nhà chung cư;
c) Dự kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có);
d) Dự thảo quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, đề xuất tên gọi của Ban quản trị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Quy chế này, đề xuất danh sách, số lượng thành viên Ban quản trị, dự kiến Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư thuộc diện phải có Ban quản trị); dự kiến kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;
đ) Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì cần chuẩn bị thêm các nội dung, bao gồm đề xuất mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, dự thảo kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, đề xuất đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành nhưng chủ đầu tư không có chức năng, năng lực quản lý vận hành hoặc có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhưng không tham gia quản lý vận hành và không ủy thác cho đơn vị khác quản lý vận hành; trường hợp nhà chung cư phải có Ban quản trị thì phải đề xuất mô hình hoạt động của Ban quản trị, dự thảo quy chế hoạt động và quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;
e) Thông báo giá dịch vụ phải trả phí như bể bơi, phòng tập, sân tennis, khu spa, siêu thị và các dịch vụ khác (nếu có);
g) Các đề xuất khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư cần báo cáo hội nghị nhà chung cư lần đầu.
...
Theo đó, thì pháp luật chỉ yêu cầu người tham dự hội nghị nhà chung cư lần đầu là đại diện chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư mà không bắt buộc phải là chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành không có quy định nào hạn chế về chủ thể được phép nhận ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư lần đầu.
Do đó, chủ sở hữu nhà chung cư có thể ủy quyền cho một chủ sở hữu khác trong tòa nhà tham dự Hội nghị này.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng không có quy định hạn chế số lượng ủy quyền một chủ thể được phép nhận, trừ một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định.
Trong trường hợp ủy quyền tham dự Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì pháp luật không có quy định hạn chế nên một chủ thể có thể nhận ủy quyền của nhiều chủ sở hữu căn hộ.
Tải trọn bộ quy định về hội nghị nhà chung cư mới nhất hiện nay. Tải về
Ủy quyền tham dự Hội nghị nhà chung cư (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu nhà chung cư ủy quyền tham dự Hội nghị nhà chung cư lần đầu cho chủ sở hữu khác trong tòa nhà đó thì có cần công chứng, chứng thực không?
Và theo quy định trên thì văn bản ủy quyền phải có đầy đủ chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền.
Bên cạnh đó chứng thực hoặc công chứng hợp đồng ủy quyền, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền là không bắt buộc.
Tuy nhiên, trên thực tế để hạn chế tranh chấp và bảo đảm tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng ủy quyền, bạn nên tiến hành công chứng hoặc chứng thực chữ ký trong hợp đồng ủy quyền.
Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 thì “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.”.
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì “Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.”.
Căn cứ theo các quy định này có thể thấy, khi bạn thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền sẽ giúp chủ thể tổ chức hội nghị nhà chung cư xác định chính xác và rõ ràng tư cách của người được ủy quyền mà không cần xác minh lại, đồng thời giúp người được ủy quyền thuận lợi thực hiện nội dung được ủy quyền trên thực tế.
Hội nghị nhà chung cư lần đầu sẽ quyết định các nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định như sau:
Hội nghị nhà chung cư lần đầu
...
4. Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định các nội dung sau đây:
a) Quy chế họp hội nghị nhà chung cư (bao gồm họp lần đầu, họp thường niên và họp bất thường);
b) Quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, tên gọi của Ban quản trị, số lượng, danh sách thành viên Ban quản trị, Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư có thành lập Ban quản trị); kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;
c) Sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có);
d) Các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này; đối với giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở quy định của Quy chế này và thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành;
đ) Các khoản kinh phí mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng góp trong quá trình sử dụng nhà chung cư;
e) Các nội dung khác có liên quan.
...
Theo đó, hội nghị nhà chung cư lần đầu sẽ quyết định các nội dung như trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội nghị nhà chung cư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?