Chủ tàu cá phải có nơi thường trú tại Việt Nam thì mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đúng hay không?
Chủ tàu cá phải có nơi thường trú tại Việt Nam thì mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đúng hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Thủy sản 2017 có quy định cụ thể về đăng ký tàu cá như sau:
Đăng ký tàu cá
...
3. Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;
b) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;
c) Có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
...
Theo quy định nêu trên thì tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;
- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;
– Có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Như vậy, để tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá thì chủ tàu cá phải có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Do đó, không bắt buộc chủ tàu cá phải có nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
Chủ tàu cá phải có nơi thường trú tại Việt Nam thì mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đúng hay không? (Hình từ Internet)
Chủ tàu cá có bắt buộc phải mua bảo hiểm cho thuyền viên làm việc trên tàu hay không?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Thủy sản 2017 có quy định quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá
1. Được lựa chọn cơ sở đăng kiểm có đủ điều kiện để đăng kiểm tàu cá.
2. Tuân thủ quy định về đăng kiểm tàu cá.
3. Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt, an toàn, chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
4. Bố trí thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu của tàu cá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo quy định. Thanh toán chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên, người làm việc trên tàu hồi hương trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu phải rời tàu cá.
6. Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Như vậy, chủ tàu cá có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá của mình theo quy định.
Thuyền viên làm việc trên tàu cá có bắt buộc phải có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Thủy sản 2017 có quy định thuyền viên, người làm việc trên tàu cá cụ thể như sau:
Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
1. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá khi làm việc trên tàu cá phải có các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép làm việc trên tàu cá;
b) Có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định;
c) Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, tuổi lao động;
d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh.
2. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp khi làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn;
c) Được bố trí đảm nhận chức danh phù hợp trên tàu cá.
3. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng; chủ động phòng ngừa tai nạn cho mình, cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và sự cố đối với tàu cá;
c) Phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc người trực ca khi phát hiện tình huống nguy hiểm trên tàu cá;
d) Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, thuyền viên khi làm việc trên tàu cá phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định ở trên.
Trong đó, thuyền viên làm việc trên tàu cá phải có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh mà mình làm việc, đảm nhiệm.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ tàu cá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?