Chủ tịch Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng được quy định như thế nào?
- Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông?
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
1. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (sau đây gọi chung là Hội đồng) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
2. Mỗi môn học của một cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 (mười lăm) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a) Lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư này và các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
b) Đề xuất danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quá trình thực hiện nhiệm vụ và việc tiếp thu ý kiến đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
Mỗi môn học của một cấp học thành lập 01 Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất hai phần ba số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
Thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về cơ cấu và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng như sau:
Cơ cấu và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo).
2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Thư ký Hội đồng là chuyên viên phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Giáo dục và Đào tạo) hoặc lãnh đạo cơ sở giáo dục phổ thông theo cấp học.
4. Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo, chuyên viên phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thuộc các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh. Đối với Ủy viên là giáo viên phải có ít nhất 05 (năm) năm giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
5. Người đã tham gia biên soạn, chỉ đạo biên soạn, thẩm định, xuất bản, in sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt không được tham gia Hội đồng.
Theo đó, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông gồm chủ tịch Hội đồng, phó Chủ tịch Hội đồng, thư ký Hội đồng, ủy viên Hội đồng.
Từng thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa có tiêu chuẩn cụ thể nêu trên.
Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn các thành viên Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn các thành viên Hội đồng
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động của Hội đồng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng;
b) Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng;
c) Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa;
d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này.
...
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
a) Nghiên cứu tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, các sách giáo khoa và tài liệu liên quan do Hội đồng cung cấp; tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng;
b) Có văn bản nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa; có ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến, nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa;
c) Trường hợp không thể tham gia họp Hội đồng phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng, gửi văn bản nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa cho Chủ tịch Hội đồng trước thời điểm tổ chức cuộc họp; ý kiến bằng văn bản về việc lựa chọn sách giáo khoa của Ủy viên Hội đồng vắng mặt được tính vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa trong lần bỏ phiếu thứ nhất của Hội đồng;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động của Hội đồng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng;
- Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng;
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa;
- Nghiên cứu tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, các sách giáo khoa và tài liệu liên quan do Hội đồng cung cấp; tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng;
- Có văn bản nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa; có ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến, nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sách giáo khoa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?