Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục vắng mặt thì phải ủy quyền cho ai thực hiện nhiệm vụ của mình?
Ai có quyền bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị, do Hội đồng quản trị bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời giữ chức vụ Hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩn của Hiệu trưởng được quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy chế này.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục do Hội đồng quản trị bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục vắng mặt thì phải ủy quyền cho ai thực hiện nhiệm vụ của mình? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục vắng mặt thì phải ủy quyền cho ai thực hiện nhiệm vụ của mình?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
...
5. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt trong khoảng thời gian theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ thì phải ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), hoặc một trong số các thành viên của Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, thông báo công khai và báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp.
Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm thì cấp có thẩm quyền công nhận sẽ triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị bầu một trong số các thành viên làm Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị. Việc bầu và công nhận Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị được thực hiện theo nguyên tắc như bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thời gian làm Quyền chủ tịch Hội đồng quản trị không quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định công nhận và không áp dụng thực hiện hai lần liên tiếp đối với một cá nhân.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục vắng mặt trong khoảng thời gian theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường thì phải ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), hoặc một trong số các thành viên của Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, thông báo công khai và báo cáo cho cơ quan quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục có quyền hạn và nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
...
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị; có quyền triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của Hội đồng quản trị, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng quản trị; chủ trì các cuộc họp của Đại hội đồng thành viên góp vốn.
b) Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý về toàn bộ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ và kiểm soát việc điều hành của Hiệu trưởng.
c) Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trường lớp, cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng nhu cầu, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
d) Trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chi phí khác cho Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên theo hợp đồng lao động.
đ) Được quyền ký hợp đồng lao động với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên.
e) Được quyền điều hành bộ máy tổ chức và sử dụng con dấu của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị và ký các văn bản, quyết định của Hội đồng quản trị.
g) Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người bảo trợ trẻ.
h) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường mầm non tư thục có quyền hạn và nhiệm vụ nêu trên.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường mầm non tư thục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?