Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia là ai? Có trách nhiệm và quyền hạn nào?
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia là ai?
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia chịu trách nhiệm trước ai?
- Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia được quy định ra sao?
Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia là ai?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Hội đồng thẩm định nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo từng dự án có nhiệm vụ tổ chức thẩm định các dự án quan trọng quốc gia (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi) để trình Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
2. Hội đồng, thẩm định nhà nước gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các cơ quan liên quan do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
....
Chiếu theo quy định này thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia là ai? Có trách nhiệm và quyền hạn nào? (hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia chịu trách nhiệm trước ai?
Cũng theo Điều 4 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định nhà nước
...
3. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao; ý kiến đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng thẩm định nhà nước về các nội dung của dự án quan trọng quốc gia được phân công và theo quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định nhà nước.
4. Hội đồng thẩm định nhà nước có các quyền hạn sau:
a) Xem xét, quyết định các vấn đề về nội dung, chương trình và kế hoạch công tác của Hội đồng và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia;
b) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia, thanh toán các chi phí thẩm tra, thẩm định theo dự toán và tiến độ thực hiện công việc thẩm định đã được phê duyệt;
c) Yêu cầu nhà thầu tư vấn (hoặc cơ quan có liên quan) cung cấp các tài liệu liên quan trong quá trình thẩm tra, thẩm định dự án quan trọng quốc gia.
5. Hội đồng thẩm định nhà nước làm việc theo chế độ tập thể dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước được coi là hợp lệ khi có ít nhất 50% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền). Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số. Trường hợp tỷ lệ biểu quyết là bằng nhau và đạt 50% số thành viên Hội đồng (bao gồm cả số có mặt tại phiên họp và số biểu quyết bằng văn bản gửi đến Hội đồng), vấn đề được thông qua theo ý kiến đã biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
Kết luận cuối cùng thông qua các nội dung thẩm định dự án quan trọng quốc gia trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua. Ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được thực hiện bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng thẩm định nhà nước.
6. Hội đồng thẩm định nhà nước tự giải thể sau khi hoàn thành công việc thẩm định theo quy định.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao; ý kiến đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng thẩm định nhà nước về các nội dung của dự án quan trọng quốc gia được phân công và theo quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước liên quan đến các dự án quan trọng quốc gia được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước
1. Xem xét phê duyệt kế hoạch thẩm định sau khi Hội đồng thẩm định nhà nước có ý kiến, quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ trì các phiên họp; phân công trách nhiệm Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước.
2. Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành theo yêu cầu công việc đối với từng dự án quan trọng quốc gia.
3. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước có thể ủy quyền một Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Phó Chủ tịch Hội đồng trực tiếp phụ trách.
4. Quyết định việc thuê và lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng thẩm định nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?