Chủ tịch Hội đồng thành viên có bị phạt tù khi công ty TNHH hai thành viên phá sản và mất khả năng thanh toán nợ thuế không?

Chủ tịch Hội đồng thành viên có bị phạt tù khi công ty TNHH hai thành viên phá sản và mất khả năng thanh toán nợ thuế không? - Câu hỏi của anh Khương (Phan Thiết)

Thành viên của công ty TNHH hai thành viên phải có trách nhiệm gì về các khoản nợ của công ty?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 về trách nhiệm của các thành viên về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

Như vậy, thành viên góp vốn của công ty TNHH sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của công ty khi phá sản.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có bị phạt tù khi công ty TNHH hai thành viên phá sản và mất khả năng thanh toán nợ thuế không?

Chủ tịch Hội đồng thành viên có bị phạt tù khi công ty TNHH hai thành viên phá sản và mất khả năng thanh toán nợ thuế không?

Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên không thực hiện thủ tục phá sản có bị phạt tù không?

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 định nghĩa về phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Theo đó, khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 nêu rõ doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Khi lâm vào tình trạng phá sản, doanh nghiệp không thể tự mình tuyên bố phá sản mà phải làm thủ tục phá sản theo đúng trình tự quy định để Tòa án ra quyết định phá sản.

Căn cứ tại Điều 67 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về việc xử phạt chủ doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ nộp đơn phá sản như sau:

Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Như vậy, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì có thể bị xử phạt hành chính từ 01 đến 03 triệu đồng.

Mặt khác doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ là quan hệ pháp luật dân sự.

Do đó, nếu không có căn cứ để xác định việc công ty bị thua lỗ do có hành vi tham ô, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của công ty, dẫn đến việc công ty lâm vào tình trạng phá sản thì chủ tịch hội đồng thành viên, các thành viên công ty không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Doanh nghiệp không được thực hiện hoạt động nào khi có quyết định phá sản?

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Phá sản 2014, cụ thể như sau:

- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;

- Từ bỏ quyền đòi nợ;

- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lưu ý: Doanh nghiệp có quyết định mở thủ tục phá sản khi thực hiện các giao dịch trên sẽ bị xem là giao dịch vô hiệu và xử lý theo quy định tại Điều 60 Luật Phá sản 2014.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
MỚI NHẤT
Pháp luật
Góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên thì có được góp vốn bằng tiền mặt không và hồ sơ khi góp vốn gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục để công ty TNHH 2 thành viên trở lên thuê giám đốc điều hành và quản lý được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên là gì?
Pháp luật
Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phải đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên khi thay đổi thành viên do thừa kế? Mẫu thông báo thay đổi thành viên do thừa kế là mẫu nào?
Pháp luật
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thông báo thay đổi thành viên công ty do tiếp nhận thành viên mới bằng mẫu nào?
Pháp luật
Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chuyển nhượng phần vốn góp vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với phần vốn góp cho đến khi nào?
Pháp luật
Khi nào nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có hiệu lực?
Pháp luật
Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó đúng không?
Pháp luật
Thành viên công ty TNHH 2 thành viên có được góp vốn bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết khi chưa góp đủ phần vốn góp hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào