Chủ tịch Hội đồng thành viên có được làm người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước không?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có được làm người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước không?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước kiêm chức Giám đốc của doanh nghiệp khác được không?
- Người đã từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên thì có được làm Giám đốc của doanh nghiệp nhà nước không?
Chủ tịch Hội đồng thành viên có được làm người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước không?
Người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
25. Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về người quản lý doanh nghiệp nhà nước như sau:
Đối tượng áp dụng
...
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước).
4. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;
b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên);
c) Thành viên Hội đồng thành viên;
d) Tổng giám đốc;
đ) Giám đốc;
e) Phó tổng giám đốc;
g) Phó giám đốc;
h) Kế toán trưởng.
5. Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên).
...
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội đồng thành viên là một trong những người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có được làm người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước kiêm chức Giám đốc của doanh nghiệp khác được không?
Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty và doanh nghiệp khác.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên;
c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên;
d) Tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên;
đ) Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ty, kết quả quản lý, điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
e) Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố.
...
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước không được kiêm chức Giám đốc của doanh nghiệp khác.
Người đã từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên thì có được làm Giám đốc của doanh nghiệp nhà nước không?
Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, theo quy định, người đã từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác thì không được làm Giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ tịch hội đồng thành viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?